Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa thì phải làm gì? Đây là dấu hiệu làn da của bé có vấn đề đấy mẹ ạ. Do đó, hãy cùng mình tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị cho da bé bị ngứa nổi mẩn đỏ trong bài viết này nhé.
Biểu hiện bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa có hai trường hợp xảy ra. Một là bé có làn da nhạy cảm, nên khi có những ảnh hưởng từ môi trường như bụi, bẩn từ ga, đệm cũng đủ làm bé nổi mẩn đỏ và sẽ tự hết sau vài ngày nếu được vệ sinh kỹ.
Bên cạnh nổi mẩn đỏ do tác động từ môi trường, cũng có khả năng con bạn mắc phải những bệnh lý về da cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn. Do đó, mẹ hãy tìm hiểu xem con có bị nổi mẩn nằm trong các bệnh lý dưới đây không để còn sớm điều trị.
Không có gì phải lo khi bé bị rôm sảy, vì bệnh lý về da này chủ yếu phát sinh do thời tiết hay ảnh hưởng từ việc sử dụng bỉm cho bé từ mẹ. Thêm vào đó, dấu hiệu của bệnh này rất dễ nhận biết bằng những đốt đỏ li ti trên khắp cơ thể. Phần lớn bệnh ngoài da này sẽ biến mất và không để lại di chứng nhưng bé sẽ bị ngứa, khó chịu, thậm chí là la khóc khi mắc phải.
Hiện tượng hăm da thường xảy ra khi một số vùng cơ thể của bé như vùng kín, háng, ngấn đùi, mông không được thông thoáng trong thời gian dài. Để biết con bị hăm da không, mẹ chỉ cần nhìn xem vùng da bé có nổi những mảng mẩn đỏ và bé quấy khóc vì đau rát là có thể xác định.
Đây là một căn bệnh phổ biến từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành do ảnh hưởng từ virus Rubella hay ECHO, khi mắc phải da bé sẽ có những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt phình lên. Trong một vài trường hợp, có bé sẽ bị sốt, cũng như bị tái đi tái lại dù đã điều trị. Với bệnh này, mẹ phải lưu tâm chăm sóc con kỹ để phòng tránh những biến chứng xấu xảy ra nhé.
Đối với bệnh về da này, thông thường thì bé bị ảnh hưởng từ các tác nhân gồm khói bụi, thực phẩm, lông động vật,… Và khi bắt gặp con có những nốt mẩn đỏ, mặt bị sưng hay làn da bé thô ráp thì mẹ nên cho đi khám, vì da bé có thể bị bong tróc, ngứa và nhiễm trùng do mụn vỡ. Hơn nữa, bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn theo thời gian lớn lên của con.
Nếu bé bị nổi mẩn đỏ do nấm da, thì mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ ngay. Vì bệnh lý này có tính lây lan cao từ người sang người, cũng như từ vùng da nổi mẩn đến những chỗ khác trên cơ thể.
Những triệu chứng thường thấy có thể kể đến như da xuất hiện vảy, nổi mẩn đỏ,theo thời gian những vảy nấm sẽ phát triển lớn hơn. Thêm nữa, tại những vùng da có bã nhờn tiết ra nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát sinh nhiều hơn.
Là một loại bệnh về da gây ra bởi Enterovirus, thường bắt gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Khi mắc phải bệnh, bé sẽ có dấu hiệu uể oải, sốt, đau họng từ 3-6 ngày rồi dần xuất hiện da mẩn đỏ, kèm theo mụn nước trong miệng, bàn tay và chân. Đặc biệt hơn, tình trạng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn như loét vùng miệng, rộp da, nếu như không được kịp thời phát hiện và chữa trị.
Sau khi tìm hiểu về những căn bệnh có thể gây mẩn đỏ cho bé, thì mẹ nên nắm bắt những nguyên nhân làm bé bị mẩn ngứa sau đây:
Khi đã xác định được nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa, thì nhiều mẹ vẫn do dự nên cho bé đến bác sĩ hay không? Điều đó tùy thuộc vào những tình trạng dưới đây mẹ nhé:
Khi bé bị nổi mẩn ở tình trạng nhẹ, mẹ có thể áp dụng những loại thuốc bôi sau:
Ngoài phương pháp tây y, mẹ cũng nên tham khảo những loại thuốc dân gian có tính lành khi điều trị da mẩn đỏ cho bé gồm:
Những cảnh báo của bệnh da liễu hay truyền nhiễm có thể tiết lộ qua làn da của bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa. Dù bé mắc bệnh về da là lành tính, hay nghiêm trọng, thì mẹ phải luôn theo dõi con để kịp thời điều trị tại nhà hoặc khám chữa bệnh tại bệnh viện nhé.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)