Ăn dặm là một phương pháp khoa học và tiến bộ. Đây là phương pháp tập cho trẻ ăn uống hợp lý và ăn thức ăn thô tốt. Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và khô hơn so với thời kì 5-6 tháng tuổi. Thời kì 7-8 tháng tuổi là khoảng thời gian mà chúng ta nên tập cho trẻ thói quen nuốt những thức ăn đã được nghiền nát. Nếu trẻ không muốn ăn thì nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Dần dần hãy tập cho trẻ ăn những thức ăn cứng hơn. Sau đây là những đểm cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tuổi.
Thức ăn phải được luộc qua, nghiền nát rồi nấu chín, khuấy đều thành một hỗn hợp dạng sệt. Gia vị nêm nếm một cách đơn giản. Các mẹ nên cho trẻ ăn từ từ chậm rãi, không nóng vội.
Những món ăn dặm đóng vai trò bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Vì vậy bố mẹ cần biết cách chọn lựa những loại thức ăn tốt cho bé.
Ví dụ, những thực phẩm giàu tinh bột: cháo, bánh mì; vitamin có nhiều trong rau xanh, hoa quả; chất đạm: đậu nành, thịt, cá…Bên cạnh đó, cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn cũng khác cũng giúp ích cho sự phát triển của trẻ.
Song song với việc uống sữa, mẹ nên cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Cho bé ăn trước khi uống sữa mẹ, sữa ngoài. Để giúp trẻ ăn tốt hơn, các mẹ nên lập một bảng biểu như sau:
– Thực phẩm giàu tinh bột: Gạo, mì udon, bánh mì, khoai tây, khoai lang, cháo bột yến mạch, ngũ cốc.
– Vitamin, khoáng chất: cà rốt, hành, củ cải trắng, cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, bắp cải, bí ngô, súp lơ, cà chua, ngô, táo, đào, dâu tây, quýt, chanh, dưa hấu, nho, chuối, rau diếp, măng tây, dưa chuột, cà tím, đậu.
– Chất đạm: đậu nành, cháo đặc, cá trắng khô, cá bơn, cá hồi, cá hồng, cá kiếm, cá ngừ, thịt gà, pho mát, lòng đỏ trứng (lòng trắng trứng: 8 tháng tuổi), đậu, nước tương.
– Gia vị: xì dầu, tương
– Khoai tây và khoai lang không chỉ cung cấp hàm lượng chất tinh bột cao mà còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất.
Bước sang thời điểm này, các bé sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm. Những lúc như vậy, các mẹ không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc bé nghịch ngợm như vậy cũng là một cách để bé tiếp xúc với món ăn, là tiền đề quan trọng cho việc tập bốc ăn và tự ăn sau này.
Qua bài viết này, các mẹ nhớ bổ sung các loại thực phẩm với những thành phần chính như tinh bột, vitamin khoáng chất, chất đạm… vào thực đơn ăn dặm của bé nhé! Chúc các mẹ thành công.
Mẹ nên xem:
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)