Khò khè là tiếng ồn kiểu huýt sáo do không khí đi qua đường thở bị hẹp, bị chèn ép, hơi thở nặng nhọc và nhịp thở không đều. Đây là dấu hiệu trẻ đang có vấn đề về hô hấp, cuống phổi của trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ, rất nhạy cảm và rất dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch dẫn đến tắc nghẽn do bị viêm nhiễm.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi, mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và các biểu hiện gây ra tiếng thở khác lạ của trẻ để có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Tránh trường hợp bệnh lý trở nặng với những diễn biến khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau.
Trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi vì chưa biết cách thở bằng miệng nên chỉ cần tăng tiết dịch như sổ mũi dẫn đến nghẹt mũi cũng khiến trẻ thở khò khè. Đôi khi do tư thế nằm ngủ khiến khí quản và khoang mũi bị chèn ép cũng xuất hiện tiếng thở khò khè.
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh thở khò khè là hen suyễn, các cơn khò khè thường xuất hiện vào lúc ngủ và biểu hiện nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông động vật, bụi, hóa chất, khói thuốc lá…
Đối với trường hợp trẻ thở khò khè kèm theo hiện tượng sốt, ho thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản. Trẻ ho thường xuyên, khó thở, khàn tiếng là dấu hiệu nếu trẻ bị viêm thanh phế quản.
Dị vật ở đường thở và viêm Amidan cấp tính cũng làm trẻ thở khò khè
Trẻ sơ sinh thở khò khè, khó thở, bú kém da nhợt nhạt tím tái có thể trẻ bị tim bẩm sinh.
Những nguyên nhân khác hiếm gặp hơn, trẻ sơ sinh thở khò khè có thể là biểu hiện của một số bệnh bẩm sinh hoặc mãn tính như xơ nang, mềm sụn thanh quản.
Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh, khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít thở vào gây tắc nghẽn đường hô hấp trên, chứng mềm sụn thanh quản luôn đi kèm với trào ngược dạ dày thực quản.
Vệ sinh mũi sạch sẽ: Khi trẻ thở khò khè, mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để kháng viêm, tránh ứng đọng đờm, dịch nhầy trong khoang mũi, làm thông thoáng đường thở.
Nên kê một chiếc gối mỏng dưới đầu của trẻ để đầu trẻ cao hơn giúp đường thở thẳng. Khi trẻ ngủ dùng hai mu bàn tay day day cánh mũi để trẻ dễ chịu và dễ thở hơn.
Cần giữ ấm phần cổ, ngực, tai – mũi – họng cho trẻ. Nếu trẻ nằm trong phòng điều hòa nên đặt bình phun nước tạo độ ẩm không khí và tránh nằm trực tiếp dưới luồng gió điều hòa. Nếu trẻ nằm quạt máy thì không nên để gió trực tiếp vào mặt trẻ.
Massage ngực và cổ nhẹ nhàng theo hình vòng tròn giúp khí huyết lưu thông, làm ấm đường thở cải thiện tình trạng khò khè và giảm bớt tình trạng khó thở ở trẻ.
Tôi tinh dầu tràm vào lòng bàn chân của trẻ, massage chân cho ấm vào buổi tối. Hoặc cho tinh dầu tràm vào chậu nước tắm để giúp mũi lưu thông, giữ ấm và làm trẻ dễ ngủ.
Để bổ sung năng lượng cho trẻ chống mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng. Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm dịu và ấm vùng cổ họng, đồng thời làm loãng đờm ở cổ họng.
Để giảm bớt các nguy cơ gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp mẹ cần dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, lau chùi sạch sẽ đảm bảo không khí không có nhiều bụi bẩn. Thường xuyên giặt giũ mềm gối của trẻ, hạn chế cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Bên cạnh đó, một số sai lầm trong thói quen sinh hoạt cũng làm cho hệ hô hấp non nớt của trẻ hoạt động yếu hơn: cho trẻ nằm gối quá cao, đắp nhiều chăn, quần áo bó chật hoặc quá dày, nằm sấp khi ngủ.
Những thói quen tốt sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ, mẹ nên thực hiện ngay và liền để tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể chất tốt nhất.
Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè, hy vọng sẽ hữu ích đối với các mẹ đang chăm sóc con nhỏ. Chúc các mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm