Số lượng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là 10% trên tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện tai mũi họng Việt Nam. Có những trường hợp chuyển biến nặng hơn từ việc thiếu kiến thức chăm sóc con bị nghẹt mũi. Do đó, bố mẹ nên dành chút thời gian để tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cũng như chăm sóc trẻ qua bài viết này nhé.
Không chỉ với người trưởng thành, tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là do dịch nhầy tiết ra làm nghẽn khoang mũi, khiến cho bé thở khó khăn hơn. Thêm vào đó, khi bị nghẹt mũi trẻ sơ sinh sẽ rất khó chịu, thường quấy khóc, bỏ bú do chưa thể dùng miệng thay thế mũi để thở.
Bên cạnh đó, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh cũng đến từ nhiều nguyên nhân, đôi khi không rõ lý do, biểu hiện của bệnh, gây ra lo lắng cho bố mẹ. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu rõ về căn bệnh này dưới đây để chăm sóc con tốt hơn trong trường hợp trẻ mắc bệnh.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi:
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể xác định trẻ sơ sinh bị ngạt mũi qua những dấu hiệu sau:
Sau khi đã xác định được trẻ sơ sinh, cũng như trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, bố mẹ nên cân nhắc những phương pháp điều trị dưới đây để giúp tình trạng con tốt hơn.
Tác dụng chính khi sử dụng nước muối sinh lý cho con là có thể kháng khuẩn, làm sạch và hạn chế sự tấn công của virus vào đường hô hấp, giúp trẻ cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Hơn nữa, nước muối sinh lý sẽ làm mềm những vảy cứng trong mũi, khiến dịch nhầy bị loãng và đào thải ra ngoài cơ thể trẻ.
Để tăng hiệu quả sử dụng, mẹ nên sử dụng cho con bằng loại nước muối sinh lý 0,9% từ 3-5 lần một ngày để giúp bé dễ chịu hơn trước khi ngủ.
Trước khi nhỏ cho bé, mẹ nên cho con nằm ngửa, đầu nghiêng sang bên rồi dùng vài giọt nhỏ vào mũi, song song đó là lau đi những giọt nước muối dư chảy ngược ra. Dù có tính hiệu quả, nhưng mẹ không nên cho con dùng quá 4 ngày nhé, vì như thế sẽ làm mất đi dịch nhầy tự nhiên bảo vệ niêm mạc gây tổn thương.
Dụng cụ hút mũi sẽ là công cụ hỗ trợ làm giảm tình trạng nghẹt mũi của bé, vì thế mẹ nên sử dụng sau bước làm loãng dịch nhầy nhé.
Đầu tiên, mẹ nên vệ sinh thật sạch dụng cụ nhằm loại bỏ vi khuẩn để không gây kích ứng niêm mạc của trẻ. Tiếp đến, mẹ chỉ cần đưa vào mũi và hút theo chỉ định của nhà sản xuất là được. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý, nên hạn chế số lần sử dụng/ ngày nhằm tránh gây ảnh hưởng niêm mạc nhé.
Xông hơi là phương pháp hữu dụng cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, vì nhờ vào hơi nước những dịch nhầy được làm loãng giúp trẻ dễ chịu hơn. Hơn nữa, hơi ấm của nước bốc lên sẽ cấp ẩm bên trong mũi không làm đóng vảy gây nghẹt và còn có tác dụng giảm ho nữa đấy.
Bên cạnh hiệu quả về mặt điều trị trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng rất dễ cho mẹ. Mẹ chỉ cần sử dụng máy xông hoặc chuẩn bị chậu nước nóng rồi bế cho bé ngửi được hơi nóng bốc lên là được.
Việc giữ ẩm là vô cùng quan trọng để phòng tránh tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì môi trường quá lạnh hoặc thường xuyên ở trong phòng nhiệt độ thấp hơn bên ngoài sẽ làm dịch nhầy tiết ra nhiều hơn và dẫn đến nghẹt mũi. Do đó, mẹ hãy hạn chế cho con sử dụng máy lạnh và cho con hít thở không khí tự nhiên nhiều hơn để mũi không bị khô.
Trong trường hợp, khi thấy trẻ bị nghẹt mũi không dứt, kèm theo ho có đờm, triệu chứng khó thở,.. thì mẹ nên đưa con đi khám và điều trị tại bệnh viện, phòng khám uy tín để không có chuyển biến xấu xảy ra.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc chăm sóc từ bố mẹ vẫn là quan trọng nhất. Vậy nên, bố mẹ cần chú ý những vấn đề sau:
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là bệnh thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ chỉ cần theo dõi cũng như áp dụng phương pháp phù hợp để điều trị cho bé. Song song đó, nếu diễn biến bệnh của trẻ phức tạp, thì nên đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Chúc các mẹ chăm con khỏe, dạy con ngoan!
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)