Trẻ bị sốt phát ban và những điều mẹ nên làm để con chóng khỏi

bap
1725

Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ dễ gặp những bệnh như phát ban đỏ từ một số loại virus gây ra, có thể nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Vậy nên, mẹ nên tìm hiểu những vấn đề xoay quanh trẻ bị sốt phát ban, cũng như cách chăm sóc như thế nào để con khỏe mạnh nhé.

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban?

nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban đỏ

Trẻ bị phát ban đỏ toàn thân – Nguồn: insider

Phát ban là hiện tượng nóng sốt từ 36.5-39 độ C, kèm theo những nốt đỏ khắp người trẻ, bệnh có thể tái đi tái lại với trẻ. Nguyên nhân của bệnh liên quan đến những loại virus như sởi, Rubella, ECHO (virus đường ruột) gây ra và thường kéo dài 5-7 ngày sẽ tự hết khi trẻ được chăm sóc đúng cách. 

Bên cạnh đó, trẻ bị sốt phát ban cũng có thể ảnh hưởng từ môi trường sinh hoạt chẳng hạn trường học – nơi dễ dàng lây lan bệnh cho con từ hắt hơi, sổ mũi, ho của những em khác. Với tình trạng này, thì mẹ nên nghiên cứu kỹ về nguồn gốc bệnh của con, nhận biết những dấu hiệu, đồng thời học cách chăm sóc để bệnh không tiến triển xấu hơn.

2. Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị phát ban

Những dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban đỏ mẹ cần biết – Nguồn:Gpoline

Đối với trẻ bị sốt phát ban, mẹ cần theo dõi con với những dấu hiệu trong từng giai đoạn dưới đây. 

2.1. Trước khi phát ban: 

Khởi đầu của bệnh thường là làm cho trẻ sốt từ 36.5 độ trở lên, và tình trạng nặng nhẹ tùy thuộc vào loại virus tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ.

Với Rubella hay còn gọi phát ban đào, thì sẽ làm sốt nhẹ, thậm chí là không dấu hiệu nóng sốt hoặc chỉ nổi hạch nhưng lành tính và kéo dài 3 ngày là khỏi. Đây cũng là câu trả lời dành cho nguyên nhân trẻ bị phát ban nhưng không sốt của nhiều mẹ.

Ngược lại, khi phát ban do virus sởi, trẻ sẽ biểu hiện nóng, sốt, mắt đỏ, chảy nước mũi cùng với những nốt mụn đỏ sần xuất hiện, kéo dài khoảng 7 ngày rồi lặn, nhưng sẽ để lại vết thâm nên mẹ phải chăm sóc con kỹ hơn. Hơn nữa, loại ban này rất nguy hiểm, nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến viêm não, viêm phổi cho trẻ.

2.2. Trong giai đoạn phát ban:

Sau khoảng vài ngày, dấu hiệu sốt của trẻ sẽ thuyên giảm, khắp người sẽ nổi ban từ mặt xuống chân (tùy vào loại virus gây ra) đồng thời sẽ có các triệu chứng tiêu chảy, hay đại tiện ra phân lỏng. Nhưng mẹ đừng lo lắng vào giai đoạn này nhé, vì trẻ sẽ không nguy hiểm khi được điều trị và chăm sóc tốt đấy, cũng như những nốt ban chỉ kéo dài 3-5 ngày là tự lặn.

2.3. Sau khi phát ban:

Trong giai đoạn này, khi trẻ bị phát ban thông thường sẽ không để lại di chứng như thâm, rỗ, ngoại trừ nguyên nhân bị virus sởi tấn công gây bệnh. Do đó, mẹ phải cẩn thận chăm sóc con từ giai đoạn khởi phát đến quá trình bệnh phát triển để hạn chế gây biến chứng cho trẻ.

Đây là những dấu hiệu của trẻ bị sốt phát ban mà mẹ cần biết để mà có thể đưa ra phương pháp chăm sóc con đúng cách, cũng như kịp thời thăm khám và điều trị tại bệnh viện uy tín.

3. Làm gì khi trẻ bị sốt phát ban?

điều trị bệnh trẻ bị sốt phát ban đỏ

Tìm hiểu những cách điều trị khi trẻ bị sốt phát ban đỏ – Nguồn: what to expect

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ nên nhận ra các biểu hiện và học cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban là điều ưu tiên, vì để lâu có thể gây ra tình trạng không mong muốn. Do đó, khi con bị phát ban việc tiên quyết của mẹ là:

  • Giúp trẻ hạ sốt: sử dụng thuốc hạ sốt là giải pháp đầu tiên cho con, nhưng mẹ phải được tư vấn và chỉ định loại thuốc, liều dùng từ bác sĩ. Vì trẻ có sức đề kháng yếu không thể tùy tiện dùng thuốc bừa bãi sẽ gây nguy hiểm. Thêm vào đó, mẹ hãy lau toàn thân cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt cho bé.
  • Giảm ho cho trẻ: ho là triệu chứng kèm theo của phát ban làm con thấy khó chịu. Vì vậy, mẹ nên tham chiếu ý kiến bác sĩ về loại thuốc giảm ho, hay tận dụng những bài thuốc như tắc chưng mật ong, gừng chưng đường phèn,… 
  • Cung cấp đủ nước: cơ thể trẻ sẽ mất đi lượng nước trong giai đoạn phát ban, vì thế mẹ nên bổ sung nước, điện giải từ hoa quả, canh súp, siro, hay oresol.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác: do bệnh có tính lây nhiễm cao, nên mẹ không nên cho con đến lớp khi đang mắc bệnh tránh lây lan cho bạn khác.
  • Cho trẻ dùng bao tay: vì những nốt đỏ trên người sẽ làm con ngứa và thường trẻ có xu hướng gãi ngay nên dễ để lại sẹo, nhiễm trùng. Cho nên, mẹ hãy cho trẻ sử dụng bao tay trong thời gian bệnh bộc phát nhé.

Ngoài ra, nhiều mẹ quan tâm vấn đề “trẻ bị sốt phát ban nên ăn gì?” để không ảnh hưởng đến sức khỏe và chóng khỏi. Do vậy, theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ nên:

  • Sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A cho trẻ.
  • Hãy nấu những món ăn dễ tiêu, mềm dạng lỏng và nhiều dưỡng chất như cháo thịt, ngũ cốc, cũng như tránh thực phẩm trứng, uống nước đá, kem.
  • Bổ sung vitamin C từ các loại rau củ như táo, cam, cà rốt để tăng phục hồi sức đề kháng. 

Trên đây là những thông tin liên quan mật thiết đến tình trạng trẻ bị sốt nổi ban mà các mẹ có thể tham khảo. Nếu bắt gặp con có những triệu chứng khác thường từ phát ban, mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ đi bệnh viện để bác sĩ thăm khám nhé. Chúc mẹ và bé khỏe mạnh. 

Tags: Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban, Phát ban ở trẻ, Trẻ bị sốt phát ban, trẻ sốt,

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Mẹo dân gian phòng tránh 10 căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ

3310
Thời tiết giao mùa khiến nhiều loại virus phát triển mạnh. Cha mẹ cần có những biện pháp phòng tránh đúng cách các bệnh ở trẻ nhỏ. 1. Mẹo...

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên làm gì và ăn gì?

36037
Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày...

Bệnh quai bị ở trẻ và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

1845
Bệnh quai bị ở trẻ nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực ra đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết

1308
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em khá phổ biến, vì những hoạt động hằng ngày chưa được quan tâm đúng cách, và vô tình gây bệnh cho trẻ....