Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo ra do sự co thắt bất thường của các cơ vòng hệ tiêu hóa gây đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện cũng như thay đổi tính chất của phân. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời hay tái phát thường xuyên dẫn đến tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm.
Tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất và trí não, hệ miễn dịch suy yếu trẻ càng dễ bị các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường tấn công.
– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi trẻ sử dụng nhiều kháng sinh vô tình tiêu diệt một số lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến táo bón, tiêu chảy, đi phân sống.
– Sức đề kháng yếu
Trẻ từ 0 – 6 tuổi đặc biệt trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bú sữa mẹ không hoàn toàn sẽ có sức đề kháng yếu hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn.
– Trẻ có chế độ ăn uống không hợp lý
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, từng độ tuổi mà lựa chọn thức ăn cho phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời không nên ép trẻ ăn khối lượng thức ăn vượt quá mức nhu cầu.
Hệ thống men tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, nếu cho trẻ ăn thức ăn giàu đạm, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất dễ gây chướng bụng khó tiêu, táo bón.
Đặc biệt đối với trẻ mới bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn và hệ vi sinh còn yếu. Khi cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn sẽ không tiêu hóa hết tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.
– Môi trường sống ô nhiễm
Ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thức ăn bị hỏng, ôi thiu chứa nhiều vi sinh vật gây hại. Môi trường sống chưa đảm bảo vệ sinh, nguồn nước ô nhiễm, trẻ hay mút tay và ngậm đồ chơi cũng đều là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
– Biến chứng từ các bệnh khác
Khi trẻ mắc bệnh viêm mũi họng cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…trẻ bị tiết đờm chứa nhiều vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra bên ngoài trẻ thường nuốt vào trong dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa đi cầu ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, thường gặp ở trẻ ăn quá nhiều đạm, chất béo, uống sữa công thức. Trẻ tiêu chảy nhiều hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, kéo dài nhiều ngày hoặc đi ngoài phân sống.
Trẻ gặp phải triệu chứng đầy hơi, sình bụng, bụng căng to do sự lên men của vi sinh vật hoặc rối loạn chuyển hóa tinh bột gây ra rối loạn tiêu hóa
Xuất hiện các cơn đau có hình thái và mức độ khác nhau từ đau nhẹ đến đau quằn quại, đau vùng bụng bên trái và các vị trí khác.
Trẻ có thể gặp tình trạng buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, đắng miệng, chán ăn, ít ăn, rối loạn tiêu hóa kèm theo quấy khóc, khó ngủ.
Bổ sung chất xơ: Khi trẻ có dấu hiệu bị táo bón, chậm đi tiêu nên tăng cường bổ sung chất xơ cho trẻ từ rau, củ, quả như rau mồng tơi, rau cải, rau bina, súp lơ, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, khoai mỡ, đu đủ, thanh long, cam, quýt, bưởi, táo, chuối…
Uống thêm nước: với trẻ sơ sinh nên cho trẻ uống sữa nhiều hơn, trẻ trên 6 tháng cho uống thêm nước cả khi trẻ không có nhu cầu.
Chườm ấm bụng: dùng khăn ấm chườm bụng để giảm đầy hơi chướng bụng và khó chịu cho trẻ
Mát xa bụng: có thể dùng dầu mát xa hoặc tinh dầu tràm xoa tròn quanh rốn trẻ theo chiều kim đồng hồ hỗ trợ tốt cho tình trạng tắc nghẽn đường ruột.
Uống bù nước: khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống các loại dịch như như sữa, nước lọc, nước hoa quả, canh.
Bổ sung chất dinh dưỡng để tránh việc thiếu chất ở trẻ để giảm các vấn đề như bị tiêu chảy kéo dài, kèm theo nôn trớ, chán ăn. Nên chia nhỏ bữa ăn và cho ăn những thức ăn dễ tiêu.
Bổ sung lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, chúng sử dụng chất xơ và những thức ăn còn dư thừa tạo ra những axit béo mạch ngắn có lợi.
Đồng thời tiết ra các axit lactic tạo môi trường axit nhẹ trong đường ruột, môi trường này giúp hấp thụ tốt canxi và các dưỡng chất khác, đồng thời ức chế các vi khuẩn gây bệnh và các tế bào ác tính.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau khi dùng sữa, rất có thể cơ thể trẻ không dung nạp đường lactose hoặc dị ứng với sữa bò, cần đổi sang loại sữa phù hợp với trẻ.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như củ cải, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, sò, đậu phộng, khoai lang, giúp tái tạo tế bào miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu gặp tình trạng phân sống cần cho bé bú nhiều cữ hơn, mỗi lần bú với lượng sữa ít hơn.
Với trẻ trên 6 tháng cần chia nhỏ bữa ăn, có thể cho trẻ ăn 4 bữa trên ngày với lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. Chọn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó cần đảm bảo những yêu cầu khác để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ:
Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ bị tiêu chảy kèm theo bị sốt, có dấu hiệu liên quan đến mất nước như môi khô, đi tiểu giảm, trông bé không khỏe. Trẻ nôn nhiều lần trong ngày kèm theo mật hoặc máu trong chất nôn, không giữ được nước.
Trên đây là một vài thông tin cần thiết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, hi vọng chúng có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh, phát hiện và xử lý kịp thời trong trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hoá.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm