Làm sao biết được trẻ có bị hen suyễn hay không chỉ sau vài tiếng thở khò khè

Huế
3172

Hen suyễn là một bệnh khá nguy hiểm và có thể để lại nguy cơ lâu dài đối với sức khỏe của trẻ cũng như người lớn. Vậy làm sao để các mẹ nhận biết được trẻ bị hen suyễn hay không? Dưới đây dạy con kiểu Nhật sẽ bật mí với bạn.

1. Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Đường hô hấp có tác dụng mang không khí đi vào và đi ra khỏi phổi. Nếu trẻ bị hen suyễn, đường hô hấp sẽ bị kích thích và bị sưng lên, ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ.

Hãy mang trẻ đến bệnh viện nếu bạn nghi ngờ trẻ bị hen suyễn để bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị hen suyễn cấp tính?

Nếu trẻ bị hen suyễn cấp tính, thì lớp lót trong đường hô hấp sẽ bị viêm nặng hơn và sản sinh ra nhiều chất nhờn hơn. Những cơ bắp xung quanh đường hô hấp sẽ co lại và ống thở sẽ hẹp lại.

Bé sẽ thở nhanh, ho hoặc thở khò khè bởi vì đường hô hấp bị hẹp lại. Khi trẻ bị hen suyễn thì mũi sẽ loe ra hoặc vùng da xung quanh mũi sẽ co lại nhiều hơn sau mỗi lần thở (vì bé phải hít vào mạnh hơn).

Nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời thì bệnh hen suyễn có thể làm trẻ tử vong. Ngay khi bạn nhìn thấy những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

3. Các chất gây dị ứng có phải là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn hay không?

Trẻ bị hen suyễn phải làm sao?

Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như là bụi bặm, phấn hoa hoặc lông động vật dẫn đến tình trạng hen suyễn, khi điều này diễn ra chúng ta gọi đó là hen suyễn dị ứng.

Các nguyên nhân gây ra hen suyễn cũng có thể là do không khí lạnh, nhiễm trùng virus (do cảm mạo thông thường), khói thuốc và các chất bẩn khác.

4. Làm sao để biết trẻ bị hen suyễn?

– Bạn cần sự giúp đỡ của bác sĩ. Hen suyễn rất khó để chẩn đoán đối với trẻ nhỏ từ 0-1 tuổi. Thực tế là nhiễm trùng đường hô hấp có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé thở khò khè.

– Tuy nhiên, nếu trẻ ho thường xuyên và bị dị ứng hoặc bị chàm, hoặc gia đình bạn có tiểu sử bị hen suyễn, bị dị ứng hoặc bị chàm (đặc biết nếu chồng bạn mắc chúng), thì đây có lẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị hen suyễn.

– Triệu chứng hen suyễn thường diễn ra nặng hơn vào buổi tối.

– Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của em bé và tiểu sử bệnh tật cẩn thận, bao gồm tiểu sử bệnh tật của gia đình để có kết quả chẩn đoán tốt nhất.

5. Làm sao để chữa hen suyễn?

– Nếu bé bị hen suyễn, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để có kế hoạch điều trị thích hợp hoặc ngăn không cho nó diễn ra nghiêm trọng hơn. Đầu tiên hãy tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị hen suyễn, sau đó cố gắng để tránh nhân tố này.

Dưới đây chúng tôi cũng đưa ra một số cách để phòng và chữa bệnh hen suyễn:

Cách phòng ngừa bệnh suyễn ở trẻ

Bác sĩ sẽ kê một hoặc nhiều loại thuốc cho bé. Thuốc có tác dụng giảm đau hoặc thuốc hít để ngăn chặn hen suyễn tấn công. Đây là những loại thuốc có hiệu quả nhanh để làm giảm sự co thắt ở đường hô hấp, giúp bé dễ thở hơn.

Những loại thuốc này giống như những chất kiểm soát được sử dụng để ngăn chặn hen suyễn tấn công. Những loại thuốc này bao gồm steroid để hít, giúp giảm viêm, sưng và không làm cho bé thở khò khè.

5.1. Cách để ngăn chặn bé không bị hen suyễn

Bạn không thể làm được gì nếu con bạn mắc bệnh hen suyễn di truyền. Và bạn sẽ không thể biết được con bạn có mắc bệnh hen suyễn hay không nếu không có những triệu chứng rõ ràng như thở khò khè, ho liên tục.

Bạn có thể ngăn không cho những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh hen suyễn cho đến khi bé lớn hơn (vì khi đó phổi đã lớn hơn và mạnh hơn). Nếu bạn làm theo những điều sau:

Hạn chế để bé tiếp xúc với bụi bẩn: Bọc nệm với vỏ nệm không thấm nước, bỏ những tấm thảm và đồ chơi bẩn bên ngoài phòng. Sử dụng rèm cuốn thay vì rèm vải, giặt chăn, gối một lần một tuần với nước nóng.

Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc: Khói thuốc không được cho là chất khiến trẻ bị dị ứng nhưng nó rất có hại cho phổi.

thuốc lá gây hại cho phổi của trẻ

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất bẩn trong không khí như là ozone có thể kích thích phổi và gây ra những vấn đề về hô hấp với những người có đường ống hô hấp nhạy cảm.

Không nên để bé lại gần bếp củi hoặc bếp lửa: Mặc dù vào mùa lạnh thì đây là một điều lý tưởng nhưng khói sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Không cho trẻ tiếp xúc với thú cưng: Nếu trẻ đã bị dị ứng với thú cưng trong gia đình, thì bạn không nên nuôi chó mèo trong nhà. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của bạn nữa.

Giảm nấm mốc trong gia đình: Bật quạt và mở cửa sổ ở bếp ra khi nấu ăn và mở cửa sổ trong phòng tắm ra sau khi tắm. Những nơi bị rò rỉ, có thể là nguyên nhân khiến nấm phát triển trên tường và dưới sàn. Làm sạch bề mặt nấm mốc bằng xà phòng và nước.

5.2. Trẻ bị hen suyễn có thể chữa trị được không?

Không có phương thuốc nào chứa trị dứt điểm cho bệnh hen suyễn. Mặc dù những bé bị hen suyễn chỉ bị thở khò khè khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng ống hô hấp.

Nói chung, hen suyễn là một bệnh suốt đời, mặc dù mức độ thường xuyên và nghiêm trọng này có thể thay đổi khi em bé lớn lên. Những phương pháp điều trị sát sao sẽ cho phép bé kiểm soát bệnh hen suyễn khi bé lớn lên. Vì vậy bé có thể chạy nhảy, bơi lội và chơi với những đứa trẻ khác.

Hầu hết trẻ bị bệnh hen suyễn từ nhỏ đều trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh khi lớn lên. Hen suyễn có thể đe dọa tính mạng của bạn và con bạn, nhưng nhớ rằng bạn không cô độc. Có rất nhiều gia đình có con nhỏ bị hen suyễn, nên bạn hãy chia sẻ với họ để có những kinh nghiệm chăm sóc con tốt hơn nhé.

Tags: các bệnh thường gặp ở trẻ, Chăm con kiểu nhật, chăm sóc trẻ, trẻ bị hen suyễn,

Review

Top 5 loại sữa tươi cho bé 1 tuổi

Top 5 loại sữa tươi cho bé 1 tuổi

Bên cạnh sữa bột thì sữa tươi là một...
Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Top 5 loại sữa non cho trẻ sơ sinh mẹ phải biết

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non...
Review 5 bàn chải đánh răng cho bé an toàn, chất lượng

Review 5 bàn chải đánh răng cho bé an toàn, chất lượng

Sau khi những chiếc răng sữa của bé mọc...
[Review] Top 6 sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

[Review] Top 6 sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh? Sữa mẹ...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

[Review] – Cách trị cảm ho cho bé và mẹ khi đang cho con bú.

24851
Cảm, ho ở các mẹ thời kì mang thai và cho con bú rất thường gặp. Nếu không có biện pháp trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều...

12 tips phòng chống bệnh mùa hè ở trẻ

3733
Mùa hè đã thực sự đến trong niềm háo hức của trẻ nhỏ. Chúng đang chờ đợi những giờ phút vui đùa thỏa thích cùng gia đình và bạn...

Bệnh còi xương ở trẻ và cách phòng tránh

3146
Theo thống kê của trung tâm Khám tư vấn Viện Dinh dưỡng năm 2010, bệnh còi xương ở trẻ em là bệnh hay gặp nhất tại trung tâm, chiếm...

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến dưới 1 tuổi

6998
Trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến dưới 1 tuổi. 1. Sốt. Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường...