Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

bap
1659

Theo một nguyên cứu tại bệnh viện Từ Vũ thì hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm sau sinh con là 12,5%. Còn tại Mỹ cứ 7 phụ nữ thì có khoảng 1 người mắc bệnh trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau sinh em bé. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ. Để hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh cũng như nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp khắc phục hiệu quả, mời các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những người phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu bạn sinh em bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau sinh.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Nguồn : zing.vn

2. Nguyên nhân gây trầm cảm

  • Thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai và sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh. Khi mang thai nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesteron tăng cao, sau khi sinh con nồng độ hormone sẽ nhanh chóng sụt giảm xuống mức bình thường. Hormon tuyến giáp cũng có thể giảm sau khi sinh, hormon tuyến giáp thấp có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.
  • Phụ nữ sau sinh có những đau đớn về cơ thể và sức khỏe yếu đi, cơn đau kéo dài không được hỗ trợ khiến phụ nữ cáu kỉnh, bực bội và gia tăng cảm giác chán ghét mọi thứ, kể cả em bé của mình.
  • Thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng, lo lắng quá nhiều do dành quá nhiều thời gian chăm sóc con, không có thời gian chăm sóc bản thân, mặc cảm tự ti vóc dáng, da dẻ…
  • Mâu thuẫn gia đình, không nhận được sự giúp đỡ của người thân, khó khăn về tài chính hoặc mang thai ngoài ý muốn.

3. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh thường bắt đầu từ 3 tuần đầu sau sinh

Nguồn : eva.vn

  • Cảm thấy mình không xứng đáng chăm sóc em bé, sao nhãng trong việc chăm sóc con, cảm thấy có tội.
  • Cảm xúc hay thay đổi, cáu gắt với người khác
  • Cảm thấy buồn bã hầu hết cả ngày
  • Một cảm giác khó thở như bị đè chặt, lo lắng quá mức với biểu hiện bồn chồn, bất an.
  • Thu rút và từ chối các giao tiếp xã hội
  • Giảm trí nhớ và kém tập trung
  • Khóc nức nở với những lý do nhỏ nhặt
  • Rối loạn giấc ngủ (thường là mất ngủ)
  • Chán ăn, ăn uống thất thường
  • Cảm thấy trống rỗng, kiệt quệ và mất năng lượng
  • Giảm khả năng diễn đạt chính xác khi nói và viết
  • Không cảm thấy thoải mái trong quan hệ tình dục

4. Những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh

Tùy theo từng mức độ bệnh nặng nhẹ mà có những ảnh hưởng như sau :

  • Phụ nữ bị trầm cảm ảnh hưởng cả thể chất lẫn tinh thần, gây sụt giảm cân, suy dinh dưỡng, không thể chăm sóc tốt cho em bé.
  • Suy nhược thần kinh, hoang tưởng có thể có những hành vi nguy hiểm như tự tử hoặc có ý nghĩ làm hại con của mình.
  • Em bé có mẹ bị trầm cảm có khả năng gặp các vấn đề như: chậm phát triển ngôn ngữ và học tập, trẻ thường có cảm xúc tiêu cực, hành vi bất thường và dễ bị kích động, khó hòa nhập với xã hội, chậm phát triển chiều cao và nguy cơ béo phì cao.
  • Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình do căng thẳng và mâu thuẫn với người thân thường xuyên xảy ra.

5. Phòng ngừa và điều trị trầm cảm

Biện pháp giúp phòng ngừa chứng trầm cảm ở mẹ

Nguồn : procarevn.vn

  • Tầm soát với những phụ nữ có tiền sử liên quan đến bệnh trầm cảm trước và trong giai đoạn mang thai.
  • Động viên gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc em bé sau sinh.
  • Hướng dẫn thai phụ nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ liên kết tốt hơn với con.
  • Hãy lựa chọn lối sống lành mạnh như thường xuyên hoạt động thể chất cho mẹ và bé, nghỉ ngơi đầy đủ, tăng cường chất dinh dưỡng.
  • Dành thời gian chăm sóc bản thân, tránh cô lập thường xuyên chia sẻ cảm xúc với người thân, yêu cầu sự giúp đỡ của người thân khi cần thiết.

Vai trò của người chồng rất quan trọng trong việc giúp người vợ tránh được nguy cơ và thoát khỏi tình trạng trầm cảm vì vậy thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẻ bằng hành động.

Đối với các trường hợp nặng phải đi khám để được kê đơn thuốc điều trị phù hợp, thuốc chống trầm cảm sẽ có tác dụng cân bằng các hóa chất trong não từ đó giúp điều trị tâm trạng người bệnh. Các triệu chứng trầm cảm có thể được cải thiện sau khoảng thời gian dùng thuốc 3 – 4 tuần.

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ, người bệnh cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nếu cần.

Tags: chăm sóc mẹ sau sinh, chứng trầm cảm sau sinh, mẹ bầu sau sinh,

Review

[Review] Bột ăn dặm Wakodo cho bé

[Review] Bột ăn dặm Wakodo cho bé

Bột ăn dặm Wakodo được lọt vào top 10...
Review bánh ăn dặm ILDong cao cấp

Review bánh ăn dặm ILDong cao cấp

Thương hiệu Ildong Foodis được thành lập từ năm...
Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Khi đến tuổi mọc răng, việc rèn luyện thói...
Review chi tiết ghế ăn dặm Newber mới nhất cho các mẹ

Review chi tiết ghế ăn dặm Newber mới nhất cho các mẹ

Ghế ăn dặm Newber có tốt cho bé không?...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Bài mới nhất

Cách bảo quản sữa mẹ và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Cách bảo quản sữa mẹ và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Trong sữa mẹ chứa nhiều đạm cùng nhiều chất...
Vitamin cho mẹ sau sinh tác động đến cơ thể như thế nào?

Vitamin cho mẹ sau sinh tác động đến cơ thể như thế nào?

Vitamin cho mẹ sau sinh nên được chú trọng,...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Tổng hợp những tư vấn hữu ích về sữa mẹ và các vấn đề khi cho con bú.

7289
Các chuyên gia Nhi khoa luôn khuyến cáo bé sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, việc cho bé bú mẹ...

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

127047
Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu làm mẹ, không biết phải chăm con thế nào, ẵm con ra sao và đặc biệt là những mẹ thiếu...

Những cuốn sách nuôi dạy con thông minh từ nhỏ mà các mẹ nên đọc

3900
Dưới đây là những mẫu sách hay cho các mẹ chưa có kinh nghiệm chăm con hoặc muốn học hỏi một phương pháp chăm nuôi dạy con thông minh...

Top 5 viên uống lợi sữa cho mẹ

1856
Sữa mẹ giàu protein, carbohydrates, DHA, ARA, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé cả về trí não lẫn thể chất. Tuy...