Thai giáo có thực sự hiệu quả? Lợi ích và thời điểm áp dụng thai giáo.

Thunta
1831

Ngày nay, ngày càng có nhiều mẹ quan tâm tới vấn đề thai giáo để giao tiếp với em bé trong bụng. Vậy lợi điểm và khuyết điểm của thai giáo là gì, và nên bắt đầu thực hiện thai giáo từ khi nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Hiệu quả, lợi điểm và khuyết điểm của thai giáo

Để chuẩn bị làm mẹ, hẳn là chị em đều tìm hiểu và chuẩn bị rất nhiều thứ, trong đó có thai giáo. Có thể là cho em bé trong bụng nghe nhạc, hay đọc sách cho em bé nghe để giao tiếp với em bé vẫn chưa chào đời.

Vậy thì thực hiện thai giáo có lợi điểm và khuyết điểm như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1.1. Thai giáo là gì?

Thai giáo là những hoạt động mà người mẹ thực hiện để giao tiếp với em bé trong bụng. Có rất nhiều cách thực hiện như nói chuyện, hay cho em bé trong bụng nghe nhạc.

1.2. Lợi điểm và khuyết điểm

Khi thực hiện thai giáo thì người mẹ có cảm giác gắn kết với em bé trong bụng, có cảm giác thư giãn hơn. Nhờ đó có thể có ảnh hưởng tốt tới em bé, và người mẹ cũng có nhận thức cao hơn về vai trò làm mẹ của mình.

Khuyết điểm là khi người mẹ cảm thấy quá áp lực thực hiện thai giáo, thì người mẹ sẽ cảm thấy áp lực là “nếu việc mình sốt ruột lại làm ảnh hưởng tới em bé thì phải làm sao đây?”.

Do đó nếu mẹ quyết định thực hiện thai giáo, thì đừng tự gây áp lực quá về mặt tinh thần mà hãy tiến hành 1 cách thoải mái nhé.

2. 6 phương pháp thực hiện

Như đã nói, thai giáo chính là giao tiếp giữa mẹ bầu và em bé. Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 phương pháp thai giáo.

2.1. Đặt tên gọi thân mật (nickname) cho bé

Ngoài tên dự định sẽ đặt cho con, hãy suy nghĩ nghĩ đến việc đặt nickname cho con nữa nhé.

Gọi con bằng 1 cái tên thân mật dễ thương cũng là 1 sự lựa chọn thú vị phải không!

2.2. Nghe nhạc

Nói đến nhạc thai giáo chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến nhạc cổ điển.

Tuy nhiên thực ra thì nếu mẹ bầu nghe nhạc nào mà cảm thấy thư giãn thoải mái là được chứ không nhất thiết phải là nhạc cổ điển.

Một trong những loại nhạc được ưa chuộng là nhạc giao hưởng, được cho là có tác dụng làm cả thể tinh thần và thể chất cảm thấy thư thái, có thể làm cho cả mẹ bầu và em bé thư giãn.

2.3. Đọc truyện tranh

Hãy chọn những cuốn truyện tranh cho trẻ mà khi mẹ đọc cảm thấy vui vẻ, tích cực. Bạn có thể đọc cho bé nghe sach bằng ngoại ngữ cũng được.

Đây cũng là 1 trong những bước hình thành thói quen đọc sách cho bé sau khi chào đời.

2.4. Nói chuyện với bé

Giọng nói dịu dàng của mẹ chính là âm thanh mà bé yêu thích nhất. 

Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện vui vẻ, tích cực, hay những chuyện hay trong ngày của mẹ.

  1. Nhạc cho bà bầu: Hướng dẫn mẹ cho bé nghe nhạc đúng cách
  2. Nghe nhạc không lời cho thai nhi phát triển khỏe mạnh
  3. Nhạc không lời dành cho mẹ bầu và thai nhi phát triển

2.5. Tác động nhẹ vào bụng gây sự chú ý của bé

Tác động nhẹ vào bụng để thu hút sự chú ý của bé. 

Từ giai đoạn đã cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi, mẹ hãy gõ gõ nhẹ vào bụng để thu hút sự chú ý của bé. Đôi lúc bạn sẽ nhận thấy bé phản hồi lại hành động đó của mẹ.

2.6. Vận động nhẹ nhàng

Vận động giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn

Nguồn: Envato

Khi thai kì đã vào giai đoạn ổn định, hãy vận động nhẹ nhàng như tập kéo giãn cơ thể, tập yoga cho mẹ bầu trong phạm vi có thể thực hiện được. Mẹ bầu cảm thấy thư thái cũng là 1 hình thức thai giáo tốt.

3. Nhạc cổ điển có thực sự hiệu quả trong thai giáo?

Thai giáo cho mẹ

Nguồn: Envato

Ở nhạc cổ điển thường có bao hàm sự du dương, có thể là tiếng nước chảy róc rách, hay tiếng sóng vỗ của đại dương, khi nghe sẽ tạo ra sóng alpha có tác dụng làm cho não thư giãn. Do đó nhạc cổ điển thường được các mẹ ưu tiên sử dụng.

4. Thời điểm thực hiện thai giáo

Ngày nay ngày càng nhiều mẹ bầu muốn thử thực hiện thai giáo. Chúng ta hãy cùng xem liệu thời điểm nào là tốt nhất để bắt đầu thực hiện thai giáo nhé.

4.1. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện

Khoảng tuần thứ 18 thai nhi bắt đầu nghe được âm thanh bên ngoài, tuần 24 thai nhi nhạy cảm với âm thanh hơn, và tầm 25, 26 tuần bé có thể đáp lại âm thanh bên ngoài. Nhiều mẹ bầu bắt đầu thực hiện thai giáo vào thời gian này.

Tuy nhiên thực tế là trạng thái thể chất và tinh thần trong thai kì của mỗi mẹ bầu mỗi người một khác, nên hãy bắt đầu thực hiện khi nào mẹ bầu cảm thấy muốn và sẵn sàng thực hiện thai giáo là được.

4.2. Nên thử áp dụng thai giáo nào trước tiên?

Khi tai em bé bắt đầu có thể nghe được, trước tiên bố mẹ, hay anh chị hãy nói chuyện để em bé có thể nghe được giọng nói của mình.

Có thể tác động nhẹ nhàng vào bụng mẹ để thu hút sự chú ý của bé, và gọi, nói chuyện với bé, để cảm nhận được sự gắn kết giữa bé và gia đình.
Ngoài ra có thể cho bé nghe nhạc, đọc truyện tranh cho bé nghe.

Phần lớn các mẹ bầu bắt đầu thực hiện thai giáo vào khoảng tháng thứ 5 của thai kì, là lúc chức năng nghe của tai bé hoàn thiện, tuy nhiên, khi nào mẹ cảm thấy muốn và sẵn sàng thực hiện thai giáo thì có thể bắt đầu từ lúc đó. Mấu chốt quan trọng nhất vẫn là mẹ cảm thấy thư giãn thoải mái là được. Hãy cùng cho con nghe nhạc, trò chuyện với con, tăng khả năng giao tiếp và gắn kết với bé yêu mẹ nhé.

Tags:

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Lặng người trước 21 khoảnh khắc sinh con đến nghẹt thở

1692
Khoảnh khắc sinh con là điều thiêng liêng và cao cả biết nhường nào. Nhưng để sinh được con ra đời mẹ đã chịu đựng rất nhiều, những cơn...

Điều chồng nên làm khi vợ có bầu, sinh con

2228
Đàn ông hiện đại chẳng ngại chăm con. Hãy chứng tỏ vai trò làm chồng, làm cha của mình bằng cách luôn ở bên quan tâm, hỗ trợ vợ...

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên xử lý như thế nào?

1163
Những nỗi sợ của mẹ bầu khi mang thai có thể đến từ những loại bệnh thông thường như tiêu chảy, đặc biệt trong giai đoạn thai kỳ 3...

Khám thai lần đầu tiên

1952
1. Khi nào tôi nên đi khám thai lần đầu? Ngay sau khi có kết quả thử thai tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập...