Nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ muốn nói là rất quan trọng. Nó giúp bạn và con gắn kết hơn, vì vậy hãy khuyến khích chúng lắng nghe những gì bạn muốn nói. Điều này giúp trẻ thiết lập những mối quan hệ và xây dựng lòng tự trọng.
Giống như những trường hợp khác, nói chuyện và lắng nghe cũng có mặt tốt và xấu. Và giống như những kỹ năng khác, bạn sẽ làm tốt hơn nếu bạn luyện tập nó thường xuyên.
Bạn có thể giao tiếp tốt với trẻ bằng những cách sau:
– Khuyến khích trẻ nói chuyện với bạn – và lắng nghe cảm nhận của trẻ.
– Có thể nghe và phản ứng theo cách nhạy cảm đối với bất kỳ chuyện gì – không chỉ những thứ tốt, tin tốt mà còn là những sự giận dữ, ngượng ngùng, buồn phiền, lo lắng.
– Nhấn mạnh vào ngôn ngữ cơ thể và hành động cũng như từ ngữ, hiểu được những ngôn ngữ không lời.
Lời khuyên để bạn nói chuyện với trẻ và lắng nghe trẻ:
– Hãy sắp xếp thời gian để bạn cùng trẻ nói chuyện và lắng nghe nhau
– Lắng nghe khi trẻ muốn nói chuyện, khi trẻ có những phản ứng mạnh mẽ và khi trẻ gặp vấn đề gì đó.
– Cởi mở khi nói về những vấn đề cảm xúc, bao gồm sự giận dữ, vui vẻ, bực bội, sợ hãi và lo lắng. Nói về cảm giác giận dữ là khác với việc giận dữ. Biết được những sự khác biệt này là một bước quan trọng để trẻ học cách giao tiếp.
– Khi nói chuyện với trẻ, hãy nhớ lại bạn đã như thế nào khi bạn còn trẻ và bạn bị thu hút bởi những người muốn lắng nghe bạn như thế nào. Từ đó sẽ có sự suy nghĩ khác khi chúng lớn lên. Có quá nhiều thứ chúng không biết và cũng có nhiều thứ không có từ ngữ để diễn tả.
– Hãy để trẻ nói hết rồi hãy đáp trả. Khi lắng nghe, không nên cắt ngang, thậm chí ngay cả khi bạn nghe những điều hoang đường và sai từ trẻ hoặc trẻ gặp vẫn đề khi tìm từ ngữ để diễn tả. Điều này rất quan trọng cho trẻ khi chúng lớn lên.
– Sử dụng ngôn ngữ sao cho trẻ có thể hiểu. Thỉnh thoảng bạn sẽ quên rằng trẻ không biết hết mọi thứ.
– Theo dõi những biểu cảm trên mặt và ngôn ngữ của trẻ. Lắng nghe không đơn thuần là nghe từ ngữ mà còn cố gắng để hiểu ý người nói muốn gửi gắm đằng sau những từ ngữ đó.
– Cho trẻ biết bạn đang lắng nghe những gì trẻ muốn nói và bạn hiểu, bạn có thể lặp lại cái trẻ đã nói và nhìn vào mắt trẻ.
– Biểu lộ sự thích thú bằng cách nói những thứ như là “nói cho mẹ nhiều về nó”, “vậy hả”, “tiếp tục đi con”,… hãy đề nghị trẻ nói cảm nhận của chúng về những gì chúng đang nói.
– Không chỉ trích và đổ lỗi. Nếu bạn nổi giận về những thứ mà trẻ đã làm, cố gắng giải thích tại sao bạn không muốn trẻ lặp lại điều đó. Hãy bộc lộ sự cảm thông với trẻ.
– Cùng nhau giải quyết vấn đề xung đột.
– Thành thật với nhau.
Các mẹ hãy cố gắng để bắt chuyện và nói chuyện với trẻ nhé. Đó cũng là cách để sau này khi lớn, trẻ có thể chia sẻ với bố mẹ nhiều hơn, kể cả những chuyện bí mật và cũng tránh trường hợp nhiều trẻ bị tự kỷ do không nói chuyện nhiều.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)