Rèn luyện tính kỷ luật cho con trẻ

bap
2794

Đọc được bài viết của một chị này khá hay nên mình muốn chia sẻ đến các bạn cùng tham khảo. Dưới đây là đoạn hội thoại của chị ấy và một người mẹ khác:

Rèn luyện tính kỷ luật cho con trẻ

Rèn luyện tính kỷ luật cho con trẻ. Ảnh minh họa

“Cô ơi cháu đang bí tắc vì bất đồng quan điểm việc dạy con nhóc nhà cháu. Cô ạh.

Cháu thì giữ quan điểm việc học là của con, đi muộn thì tự chịu trách nhiệm. Ấy thế mà con bé nhà cháu dường như bạn í chả sợ đi muộn cô ạh. Cứ nhềnh nhàng với việc vào lớp muộn cô ạh”

“Tức là dậy muộn và đi học muộn à cháu? Cái đó phải đưa vào kỷ luật giờ giấc rồi cháu ơi. Nếu để tự do thì sau này thành tính vô kỷ luật. Cháu làm thế này nhé:

Cùng với con ra quy định về việc đi học đúng giờ, giải thích sự cần thiết sao lại phải cần đúng giờ, cái hại của việc không đúng giờ…(nói ngắn gọn trong vài câu thôi). Sau đó nói “Từ nay bố (mẹ) sẽ giúp con dậy đúng giờ, con sẽ cần 30 phút để chuẩn bị, có kịp không hả con?”. Sau đó, cứ đúng giờ thì cháu vào gọi bé dậy, sau đó đi ra, độ 2-3 phút sau lại vào gọi lại. Nếu bé vẫn không dậy, thì dùng biện pháp mạnh – nghĩa là lật chăn, dựng dậy ( nhẹ nhàng nhưng cương quyết, vẫn cười tươi, tuyệt đối không được mắng). Sau đó bê hoặc ép nó vào nhà tắm đánh răng rửa mặt, thay quần áo…độ 1 tuần như vậy là nó biết cháu không nhân nhượng, nó sẽ dậy khi cháu gọi.

Hồi 2003, cô có đứa cháu con ông anh, lúc đó đã 12 tuổi, y vậy. Nó béo và nặng, mà cô phải dựng dậy, lôi xềnh xệnh vào buồng tắm. Chỉ sau 2 tuần hễ cô gọi là phải dậy ngay, thậm chí có lần cô lấy đá áp vào mặt, lạnh quá phải dậy”.

“Thế này chị ạh. Thôi cháu xin phép gọi chị ạh.

Bé nó dậy nhưng mọi thứ làm rất chậm. Đi rửa mặt đánh răng, ăn sáng rất chậm, ngồi ăn sáng chỉ hỏi mỗi câu chú bảo vệ sắp đóng cửa chưa???

Xong lại ngồi rất chi ềnh àng và ngứa mắt ạh. Là cứ muốn cho phát đạp ah. Thành trong mắt mẹ chồng và chồng thì em là người mẹ độc ác. Mà bây giờ có thế muộn chứ ít nữa lớn mà ko tự giác thì lại tuổi thơ kéo dài 40 năm mất nên cứ dự là me ác”

“Hi hi. Trẻ nào cũng vậy, em thảo luận và hỏi: “7 giờ mình phải ra khỏi nhà, vậy con cần bao nhiêu thời gian để rửa mặt đánh răng, thay quần áo, ăn sáng…- viết ra giấy nhé ( bằng cách này cũng dạy luôn bé việc lập kế hoạch hàng ngày cho 1 việc). Sau đó cứ đúng giờ em gọi, nếu thấy bé làm chậm, em thông báo là phải chỉnh thời gian dậy sớm hơn, hoặc không đánh răng rửa mặt nữa ( nhờ cô giáo ở trường giả vờ phát hiện ra là bé không rửa mặt, chỉnh bé luôn), hoặc thử không ăn sáng 1 hôm, đói thì hôm sau nó sẽ sợ…”

“Có 1 số nguyên tắc phải đưa vào kỷ luật, còn những gì là ý thích và không có hại thì bàn bạc và cho bé lựa chọn.”

Đó là một đoạn trích ngắn về cuộc nói chuyện của chị ấy. và đây cũng là một chủ đề chung của hầu hết các mẹ. Khá khó khăn để rèn tính kỷ luật cho con trẻ, tuy nhiên, với cách thức trên mình thấy khá hay và giúp ích được cho nhiều mẹ đấy ạ.

Rèn luyện tính kỷ luật cho con trẻ

Rèn con dậy sớm, ăn nhanh, đi học sớm. Ảnh minh họa

Bài học rút ra: 

1. Những cái gì thuộc về ý thích cá nhân, không có hại cho bé và cho ai (cả hiện tại và lâu dài), thì hãy để bé tự ra quyết định. Ví dụ: ăn món gì (trừ 1 số món có hại thì đưa vào danh sách không ăn hoặc ăn ít – ví dụ: khoai tây chiên chỉ ăn 1 lần/hai tuần, bánh kẹo ngọt, một lần/ngày – 1 cái bánh hoặc 1-2 cái kẹo – ăn xong phải đánh răng…, và cả nhà phải cùng thực hiện quy định này.

2. Những cái gì có hại vì nó sẽ tạo thói quen xấu: muộn giờ, sử dụng vũ lực…, thì phải cấm. Khi bé có những hành động đó, phải kiên quyết chấm dứt ngay. CÁI RẤT QUAN TRỌNG là bố mẹ phải rất bình tĩnh và cương quyết, nhưng thái độ thì rất nhẹ nhàng. KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC MẮNG CHỬI HOẶC SỈ NHỤC CON. Lời nói nặng, sự sỉ nhục của người lớn là nguyên nhân gây căng thẳng và làm con phản ứng, chứ không phải hành động cương quyết giúp con tuân thủ kỷ luật. Tóm lại: trẻ mà “lì” thì bố mẹ phải tỉnh queo mà lì hơn.

Hy vọng hữu ích cho các mẹ!

_ST_

Tags: Chăm con kiểu nhật, mẹ nhật dạy con, nuoi day con, rèn luyện tính kỷ luật,

Được quan tâm nhất

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập...
Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu...
Làm gì khi trẻ nói dối?

Làm gì khi trẻ nói dối?

Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời...

Bài mới nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi...
Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để...
Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ...
Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động ngoài trời giúp thỏa mãn...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Tại sao bố mẹ Nhật luôn thành công khi nuôi dạy con trẻ

4684
Thời gian gần đây cư dân mạng hay chia sẻ những hình ảnh hoặc clip về sự chăm chỉ, lễ phép, tự tin, thông minh… của trẻ em ở...

33 bài học giúp phát triển trí lực cho trẻ của SHICHIDA (P2)

3338
Như chúng ta đã biết, bài học của Shichida là một trong những phương pháp dạy trẻ khá hữu ích, gần với thực tế và được rất nhiều mẹ...

Quản lý trong gia đình, nên hay không áp dụng với trẻ?

2261
Người Nhật rất chú trọng đến mối quan hệ trong gia đình. Vì mỗi gia đình là khác nhau nên bạn đừng quá quan tâm người khác nghĩ gì...

Có nên cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng

7871
Việc khuyến khích, cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng hoặc tình nguyện sẽ giúp trẻ nâng cao sự tự tin và tự nhận thức, giúp trẻ...