Bạn có biết về phương pháp dạy con kiểu Nhật? Bạn có biết người Nhật dạy con thông minh như thế nào không? Người Nhật luôn chú trọng đến giáo dục, như giáo dục để trẻ phát triển mọi kỹ năng chứ không phải là nền giáo dục chú trọng thành tích. Chính vì điều đó mà cách dạy con của họ cũng khác chúng ta.
Giai đoạn này bé có khả năng ghi nhớ siêu phàm. Khả năng ghi nhớ của bé trong giai đoạn này theo dạng não bộ chụp lại các thông tin, vì thế mẹ cần dạy bé theo kiểu lặp đi lặp lại. Lúc này não bộ của bé ghi nhớ, chụp lại. Theo sự lớn dần của bé, sự tích lũy các thông tin của não bộ, não bộ sẽ biết cách lý giải logic và thích hợp.
Ví dụ, trên 1 tuổi những đứa trẻ bình thường đều bắt đầu tập nói. Có bé tập nói rất sớm. Nhưng cũng có bé hầu như không trải qua giai đoạn tập nói, chúng chỉ ê a bắt chiếc bập bẹ được 1, 2 từ mà thôi. Nhưng đến 2 tuổi, chúng đột nhiên có thể nói được liền lúc cả câu dài 4 -5 từ liền.
Đặc biệt là câu nói của chúng rất logic, dùng đúng lúc đúng chỗ. Đó thường là những đứa trẻ thông minh, giai đoạn tập nói chúng có sự tiếp thu, ghi nhớ, não bộ tự tổng hợp và phân tích. Vì vậy, trong giai đoạn này, lời ăn tiếng nói, cách sử dụng ngôn ngữ của người lớn ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ em.
Phát triển thị giác: theo nghiên cứu, một đứa trẻ thông minh thường có đôi mắt rất sáng. Khả năng quan sát có tốt mới dẫn tới kích thích trí não phát triển. Ngay từ lúc mới sinh, các bà mẹ Nhật thường để bé trong căn phòng được trang trí nhiều màu sắc.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ quan sát những vật màu đen và trắng kẻ sọc hoặc các ô caro đen trắng, vì lúc này bé chưa có khả năng phân biệt được các màu sắc, chỉ thích thú với 2 màu trắng đen nhiều hơn, làm đều 3 phút mỗi ngày, liên tục trong một tuần. Khả năng tập trung của bé, từ chưa đầy 5 giây sẽ tăng lên 60-90 giây.
Khả năng tập trung có liên quan tới việc trẻ học hỏi mọi thứ sau đó. Đó cũng chính là nền tảng của việc học ở trẻ sau này.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ nên treo các bảng học chữ cái gần giường em bé. Những trẻ được mẹ cho làm quen với chữ cái từ lọt lòng, khi lớn lên, trẻ sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Hãy bế em bé của bạn gần với bảng chữ cái, mỗi ngày một lần, 2-3 giây mỗi lần và lặp lại. Trẻ sẽ thấy vô cùng khoái chí và thậm chí còn khua loạn chân tay khi trẻ được lại gần bảng chữ cái.
Phát triển thính giác: mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé. Khi cho bé ăn, thay tã, hoặc khi tắm bé, mẹ nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ. Trong khi thay tã lót cho trẻ, mẹ nắm tay và bàn chân của trẻ và nói: “Đây là bàn tay, bàn tay, bàn tay”, lặp đi lặp lại.
Hoặc khi thay tã cho em bé, hãy cho bé giữ quả bóng nhỏ hay con búp bê và nói: “Đây là quả bóng, quả bóng, quả bóng”, “Đây là con búp bê, búp bê, búp bê”. Đó là cách để phát triển thính giác cho trẻ kiểu Nhật. Các bà mẹ Việt Nam có thể kết hợp hát ru khi con ngủ, đọc thơ cho con nghe. Việt Nam có rất nhiều các bài đồng dao hay.
Phát triển xúc giác: giúp bé phát triển xúc giác ngay từ lúc lọt lòng mẹ thông qua việc cho con bú. Khi cho con bú, mẹ dạy con định vị trên, dưới, trái, phải bằng cách không đặt ngay núm vú vào miệng con ngay mà chạm vào cằm, vào mũi, vào má bé.
Bé sẽ dần học được phản xạ và xác định được chính xác vị trí của vú mẹ và bú. Khi cho con bú, mẹ hãy cho con nắm tay mẹ để con biết cách cầm nắm. Bé lớn hơn, hãy cho bé tiếp xúc với các đồ chơi an toàn, để bé tự cầm chơi giúp xúc giác phát triển.
Tại các trường mầm non của Nhật, cô giáo sẽ không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất… mỗi một nhóm từ 4 – 5 em sẽ chăm sóc một con.
Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí…”. Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường.
Các bé sẽ tự reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm.Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.
Từ 2 tuổi trở lên, mẹ bắt đầu để con tập tự làm các công việc có thể. Đầu tiên từ việc tự xúc ăn, làm vệ sinh cá nhân, cất đồ chơi, làm việc giúp mẹ…Thời kỳ này cho bé thời gian hoạt động 1 mình để bé tự trải nghiệm, tích lũy.
Cha mẹ chỉ nên ở bên quan sát, giúp đỡ bé 1 phần mà thôi. Cho bé đi nhiều nơi, quan sát nhiều vật, việc như đi công viên, vườn bách thú, viện bảo tàng, thư viện….Sau khi đi, cha mẹ hãy hỏi để bé kể lại, hỏi cảm nhận của bé.
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi tập trung vào việc dạy trẻ ghi nhớ, ngoài 3 tuổi chuyển sang bước giáo dục mới, dạy trẻ tự tư duy. Mẹ hãy bắt đầu cải thiện phương pháp giáo dục cho trẻ từ 3 tuổi trở lên bằng việc thay đổi các loại đồ chơi.
Hãy cất các loại đồ chơi đơn giản, chạy bằng pin, thay vào các loại đồ chơi giúp trẻ tự suy nghĩ, tìm tòi cách chơi như các loại đồ chơi lắp ráp, miếng erobic…Tăng cường các hoạt động chân tay ngoài trời như đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn, chơi bàn tính gảy hạt, xe đạp 3 bánh
Giai đoạn này trẻ có khả năng ghi nhớ từ ngữ rất tốt. Càng bắt đầu học ngoại ngữ sớm khả năng ngôn ngữ của trẻ càng tốt. Hãy để ngoại ngữ quen thuộc với bé như chính tiếng mẹ đẻ. Từ 10 tuổi trở ra trẻ vẫn có thể học ngoại ngữ nhưng lúc đó chỉ mang tính chất phản sinh lý, trẻ khó có thể giỏi được.
Dạy con thông minh kiểu Nhật không hề khó, không phải cái gì to lớn. Để dễ dàng, mẹ đừng coi con chỉ là 1 em bé, hãy nhìn nhận, nói chuyện, đối xử với con bình đẳng như với 1 người lớn. Cách dạy con của người Nhật thiên về vừa chơi vừa học một cách tự nhiên, linh động chứ không gò bó, thúc ép.
_ST_
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)