3 phương pháp điều trị đơn giản cho trẻ chậm nói

bap
21701

Trẻ chậm nói

Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em. Nó không chỉ gây ra sự sốt ruột cho các gia đình mà còn cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của các cháu. Làm thế nào đây?

Để hiểu rõ hơn vấn đề này và có cách giải quyết tốt nhất bạn hãy tham khảo một vài thông tin hữu ích sau:

3 phương pháp điều trị đơn giản cho trẻ chậm nói

3 phương pháp điều trị đơn giản cho trẻ chậm nói.

Bắt đi cướp xôi

Bế trên tay cháu nhỏ 2 tuổi không phản ứng gì, không trả lời, gọi hỏi không đáp ứng, chính xác là đáp ứng rất hạn chế, chị Nguyễn Thanh T. 30 tuổi khá mệt mỏi. Bên cạnh chị là bà ngoại cháu đi cùng. Bà thở ngắn than dài về tình trạng cháu nhỏ và luôn miệng con gái là kêu trứng đòi khôn hơn vịt.

Chả là cháu Đỗ Tùng Luyến, 2 tuổi, con trai chị bị rơi vào tình trạng của trẻ chậm nói. So với bạn cùng trang lứa đã bi bô trò chuyện rôm rả thì cháu cứ im ỉm. Cháu không hé răng lấy nửa lời, nếu có chăng chỉ là phản ứng nhất định theo cảm xúc.

Cháu cũng không có phản xạ bắt chước ngôn ngữ của người lớn. Nhiều lúc chị muốn cháu gọi mẹ ơi nhưng cháu cũng không làm theo. Tệ hơn, lúc chị hướng dẫn cháu nói, cháu còn tát vào mặt chị tỏ vẻ không thích.

Bà ngoại xót cháu, suốt ngày bắt chị phải thực hiện theo mẹo cổ xưa, chỉ cần ra chợ, cướp lấy xôi, bỏ vào miệng là nói được. Bà quả quyết cho rằng đó là mẹo cướp lời, cứ làm là có hiệu nghiệm, các cụ đã dạy rồi, không sai đâu.

Chị Thanh T. thì bức xúc vì cách làm thiếu tin cậy ấy. Phần vì không tin, phần vì xấu hổ, chị không dám làm. Chị thật không thể tưởng tượng được ra cảnh chị sẽ ra ngoài chợ, ngồi rình mò người ta ăn, thật mất mặt. Đã thế, lại còn chạy ra cướp miếng xôi của người ta đang bỏ vào miệng.

Thấy nó thật kinh khủng. Sự mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm khi đến 2 tuổi, bé Luyến vẫn không nói được lời nào ra hồn. Ba bà cháu đành thỏa thuận đưa nhau đến bệnh viện và bác sỹ bảo làm sao thì làm vậy.

Liệu pháp tại gia đơn giản cho trẻ chậm nói

Trên thực tế, vấn đề giao tiếp, nói, là những vấn đề của sự trưởng thành về mặt tâm lý. Nó liên quan tới các cấu trúc chức năng cao cấp của não bộ hơn là liên quan tới vấn đề ăn xôi, cướp xôi hay chữa mẹo.

Đa phần các em bé sẽ lớn dần các trung khu thần kinh chức năng cao cấp. Nhưng một số đứa trẻ không may mắn có sự phát triển chậm hơn các trung tâm này. Vì thế chúng trở lên kém phát triển tâm lý hơn và đồng nghĩa đó là kém phát triển kỹ năng giao tiếp, trong đó có ngôn ngữ.

3 phương pháp điều trị đơn giản cho trẻ chậm nói

Dạy con nói các từ đơn giản.

Vậy nên thủ thuật chữa mẹo cướp xôi của người khác đang ăn rồi bỏ vào miệng cháu trở nên vô nghĩa và là một thủ thuật không có giá trị gì trong điều trị cho trẻ chậm nói. Cách điều trị cần phải tác động vào thần kinh làm lớn nhanh hơn các trung tâm ngôn ngữ 2 bán cầu và sự kết nối 2 bán cầu.

Nhưng trước khi áp dụng một số cách điều trị, chúng ta cần hiểu khi nào trẻ được coi là trẻ chậm nói.

Có phải không nói được là chậm nói? Không phải. Bởi không đứa trẻ nào sinh ra là đã nói được ngay. Nó là một kỹ năng thứ 2 của hệ thần kinh được hình thành qua học tập.

Chậm nói được xác nhận khi một đứa trẻ đến hết 18 tháng tuổi mà không bập bẹ một tiếng nào như bà, cha, ca, ma ma…Đây là những từ đơn rất đơn giản và dễ dàng thực hiện. Không cần phải đợi đến 3 tuổi, 4 tuổi hay 5 tuổi có vấn đề này vấn đề khác xuất hiện thì mới gọi là chậm nói.

Còn mọi đứa trẻ đã phát âm được trước thời gian này đều không được gọi là trẻ chậm nói và bố mẹ không cần thiết phải lo lắng. Đó chỉ là sự trì hoãn thời điểm khởi phát ngôn ngữ mà thôi. Tuy nhiên, nếu chậm được chẩn đoán và phát hiện, bé sẽ kém hòa nhập, kém học tập và bị tụt hậu so với bạn cùng trang lứa.

Một số dấu hiệu sớm nhận ra tình trạng chậm nói: bé không chịu bắt chước ngôn ngữ, bé không có xu hướng thích lặp lại từ cuối cùng trong câu nói của bà hoặc mẹ, bé không thích định hướng, bé không thích chỉ trỏ, bé không quay đầu khi bạn gọi yêu.

Đã xác định được rồi phải làm thế nào đây? Can thiệp điều trị chậm nói không có thuốc điều trị. Chúng ta chỉ áp dụng các biện pháp tâm lý thần kinh mà thôi. Có 4 cấp độ điều trị, tùy thuộc vào sự cần thiết có mặt của bác sỹ hay không, nhập viện hay không? Tuy nhiên, bạn là mẹ, bạn có thể áp dụng khẩn trương những cách hiệu quả sau:

– Quan sát bé xem màu nào bé thích. Ví dụ màu đỏ. Bạn hãy mua 1 cái ca màu đỏ, 1 quả cà chua màu đỏ, 1 cái ô tô màu đỏ…rồi dạy bé các từ đơn. Ví dụ ca, nhà, chua, tô…Những từ không có dấu với chữ a rất dễ phát âm. Phát âm theo sở thích sẽ kích thích trung tâm ngôn ngữ chịu làm việc.

– Chịu khó ngồi chơi với con. Chơi bất cứ trò gì cháu thích. Vừa chơi, vừa trò chuyện. Bạn không được độc thoại mà hãy tích cực giao tiếp với cháu. Ví dụ: con lấy cái nào, mẹ lấy cái kia cho con nhé, đến khi nào bé nói được chữ “nhé” theo là thành công.

– Tích cực rủ các bạn cùng tuổi nhưng đã nói sõi vào nhà chơi hoặc các bạn lớn chừng 1-2 tuổi. Nếu rủ các cháu lớn hơn, các từ cháu nói sẽ quá dài và quá phức tạp, cháu không chịu bắt chước theo, và cũng không có khả năng bắt chước.

Nếu rủ các cháu chậm nói như cháu, thì chúng cùng rủ nhau chậm nói theo. Sau khi rủ được đúng đối tượng bạn cần, bạn chỉ việc để chúng chơi với nhau, thi thoảng hỗ trợ, cháu sẽ tập nói theo bạn và tình hình sẽ được cải thiện.

– Đừng khép kín cháu trong 4 bức tường và chỉ vòng tay mẹ. Hãy cho cháu ra ngoài sân chơi rộng, ở đó có nhiều bạn, nhiều người, nhiều đồ vật. Bé sẽ khám phá thêm và cảm thấy sinh động, có nhu cầu muốn giao tiếp.

– Không giữ khư khư trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc hoặc giáo viên đến nhà trông. Đi lớp là môi trường cực kỳ sôi động. Cháu sẽ phải tự lực nhiều thứ như tự ăn, tự uống, tự đòi đi vệ sinh và ngôn ngữ cháu buộc phải biết để hòa nhập. Chứng chậm nói sẽ tự khắc phục được.

Tất nhiên, bạn nhớ dặn cô giáo cần để mắt tới cháu, nhớ đừng tự đưa cho cháu mà hãy hỏi cháu để cháu bật ra lời. Thời gian ở lớp phải nhiều hơn thời gian chơi ở nhà. Bạn đừng xót con nhé.

3 phương pháp điều trị đơn giản cho trẻ chậm nói

Không giữ khư khư trẻ trong nhà. Hãy cho trẻ đi lớp, nhà trẻ, mẫu giáo, mặc dù bạn có thừa điều kiện để thuê người giúp việc.

Sau khi các biện pháp cải thiện trên không đạt, việc mời bác sỹ điều trị và nhập viện là khả năng cần tính đến. Lúc đó, hãy để nhân viên y tế lo cho bạn.

Có 2 điểm chúng tôi muốn lưu ý: trong quá trình điều trị bằng biện pháp tâm lý trước khi nhập viện, phụ thuộc vào mức đầu tư của bạn với con, kết quả sẽ đạt được khả quan sau từ 3-6 tháng. Bạn không được nóng vội sau 1 tuần đã bỏ.

Trẻ chậm nói chỉ đơn thuần là sự chậm lại của vấn đề tâm sinh lý, ít khi hoặc hầu như không liên quan tới sự phát triển trí tuệ. Do đó, bạn không cần phải lo lắng là mai sau cháu sẽ học dốt hơn bạn cháu, đó là điều không có cơ sở. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc đã bị chậm nói và bạn chỉ cần đầu tư đúng mức.

Ngôn ngữ và quá trình tâm sinh lý có đặc điểm tốc độ phát triển có khác nhau ở các cháu khác nhau, nhưng những cháu chậm, sau khi được khởi phát, sẽ bằng hoặc vượt xa các bạn cùng tuổi. Vì thế, bạn là mẹ, xin đừng nản lòng và mất kiên nhẫn.

BS. Yên Lâm Phúc (Nguồn: webtretho)

Tags: cham soc be, chứng chậm nói ở trẻ, khắc phục chứng chậm nói ở trẻ, trẻ chậm nói,

Review

Review bột ăn dặm Friso có tốt không?

Review bột ăn dặm Friso có tốt không?

Bột ăn dặm Friso là sản phẩm của tập...
Bột ăn dặm Nga có thực sự tốt không?

Bột ăn dặm Nga có thực sự tốt không?

Điều đầu tiên, trước khi mẹ muốn cho con...
[Review] Nên mua bình sữa Medela cho bé sử dụng không

[Review] Nên mua bình sữa Medela cho bé sử dụng không

Các mẹ đã biết đến bình sữa Medela, và...

Được quan tâm nhất

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập...
Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu...
Làm gì khi trẻ nói dối?

Làm gì khi trẻ nói dối?

Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời...

Bài mới nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi...
Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để...
Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ...
Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động ngoài trời giúp thỏa mãn...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Tại sao nói chuyện với trẻ lại quan trọng?

2432
Nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ muốn nói là rất quan trọng. Nó giúp bạn và con gắn kết hơn, vì vậy hãy khuyến khích...

6 phương pháp giúp bé biết nói sớm vô cùng hiệu quả

6205
Các bé có khả năng lắng nghe và nhận biết âm thanh ngay từ trong bụng mẹ, càng được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ càng giúp bé sớm...

Ngôn ngữ cơ thể của trẻ và những điều bạn chưa biết

4135
Nếu bạn theo dõi những gì con bạn làm bạn sẽ hiểu ngôn ngữ cơ thể của trẻ và những tín hiệu khác của trẻ. Như vậy, bạn có thể...

Mách mẹ bí quyết dạy trẻ biết nói sớm vô cùng hiệu quả

4485
Muốn dạy trẻ biết nói sớm và nói sõi, nói tốt, giao tiếp hiệu quả, bố mẹ đừng quên những bí quyết dưới đây. Để giúp các bé phát...