Nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam giới

bap
1822

Hiếm muộn ở nam giới ngày càng phổ biến, nhưng hầu như các mày râu vẫn không nhận ra điều này và đỗ lỗi cho người phụ nữ của mình. Vậy làm sao để biết được bạn có bị hiếm muộn không và điều trị thế nào? Hãy theo dõi nhé:

1. Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới

nguyên nhân hiếm muộn ở nam giới

Nguồn: Envato

Sự hiếm muộn ở nam giới có nguyên nhân từ nhiều căn bệnh, trạng thái và yếu tố khác nhau. Riêng nhiệt độ ở tinh hoàn tăng cao cũng là nguyên nhân có thể gây cản trở sự sản xuất tinh dịch khỏe mạnh.

2. Các triệu chứng và dấu hiệu

Sự hiếm muộn ở nam giới xuất hiện khi sau một thời gian dài có quan hệ tình dục mà người nữ vẫn không thụ thai. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác còn tùy thuộc vào nguyên nhân của hiếm muộn nam dưới đây.

Có nhiều yếu tố từ nam giới làm cho người vợ không thể thụ thai được như:

  • Nguyên nhân tâm lý có liên quan đến bệnh tiểu đường, không ổn định về thần kinh là nguyên nhân gây nên các vấn đề về cương dương và xuất tinh.
  • Sự mất cân bằng hormone do béo phì thái quá.
  • Suy tuyến sinh dục nam là trường hợp mà tinh hoàn không phát triển bình thường.
  • Do yếu tố di truyền làm suy yếu khả năng sản xuất tinh dịch, như hội chứng down.
  • Tinh hoàn xoắn, là trường hợp mà máu cung cấp cho tinh hoàn bị chặn lại.
  • Tinh hoàn không nằm đúng vị trí (đây là một trường hợp mà tinh hoàn không nằm trong bìu).
  • Chứng giãn tĩnh mạch tinh (do một nhóm các tĩnh mạch nằm bên trong bìu)

Các căn bệnh cũng là nguyên nhân gây nên sự hiếm muộn cho nam giới như:

  • Sự rối lọan hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể gây hại đến tinh dịch.
  • Bệnh gan
  • Thiếu tế bào máu hình lưỡi liềm
  • Bệnh thận
  • Các bệnh ở cơ quan sinh dục như giang mai, lậu, sùi mào gà hay mụn dộp
  • Nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản, như viêm tuyến tiền liệt hay viêm mào tinh hoàn.
  • Các bệnh truyền nhiễm, bệnh quai bị.

Các nhân tố phụ khác:

  • Do một vài lọai phẩm như cimetidine và phenytoin
  • Một số chất bổ như chất anabolic steroids
  • Các loại hóa trị trong điều trị ung thư
  • Chế độ dinh dưỡng ít axit folix và chất lycopene chứa nhiễm sắc tố đỏ có nhiều trong quả có màu đỏ, đặc biệt là cà chua.
  • Tập thể thao quá mức làm giảm mức hormone nam và giảm sự sản xuất tinh dịch.
  • Tiếp xúc với chất kích thích tố diethylstilbestrol khi người mẹ sử dụng vào đầu thai kỳ để làm giảm cơn buồn nôn và ngừa sẩy thai.
  • Làm việc trong môi trường dễ bị nhiễm các loại độc chất như chì, thủy ngân và thuốc trừ sâu.
  • Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng.
  • Tinh hoàn bị tổn thương.

Số lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh trùng kém và sự di chuyển của tinh dịch quá chậm ảnh hưởng từ các nguyên nhân sau:

  • Xạ trị
  • Các lọai thuốc cho cảm giác an thần như rượu, thuốc ngủ và cần sa.
  • Trục trặc về sinh lý, như rối lọan cương và xuất tinh sớm.
  • Điều trị ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư tinh hoàn.
  • Phẫu thuật ở cơ quan sinh dục, như phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt.
  • Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.
  • Do mặc quần và đồ lót quá chật.
  • Các công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều làm gia tăng nhiệt độ ở tinh hoàn.

Một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra rằng các bé trai mặc loại tã lót bằng plastic có nhiệt độ ở tinh hoàn cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính các loại tã lót này đã góp phần làm gia tăng sự hiếm muộn ở nam giới trong 25 năm vừa qua.

3. Làm gì để ngăn ngừa hiếm muộn ở nam giới?

Nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam giới

Gặp bác sĩ để biết cách điều trị tốt nhất, ảnh minh họa

Hiếm muộn ở nam có thể được giảm bớt nhờ vào những việc sau đây:

  • Có chế độ ăn cung cấp đủ lượng axit folic (một lọai vitamin nhóm B) có trong gan động vật, men bia, các loại rau lá xanh (bông cải xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa) và các chế phẩm của sữa như yaourt, bánh flan, chè.
  • Điều trị sớm các bệnh lây lan qua đường tình dục.
  • Thường xuyên kiểm tra tổng quát để sớm phát hiện các dấu hiệu hay điều gì bất thường
  • Theo dõi kỹ các bệnh tiểu đường hay sự giảm hoạt động của tuyến giáp (là một tuyến nội tiết quan trọng điều hoà nhiều sự chuyển hoá của cơ thể)
  • Thực hiện an toàn tình dục để tránh các bệnh lây lan qua quan hệ tình dục.
  • Bảo vệ tinh hoàn khi tham gia các hoạt động thể thao

Sự chẩn đoán bệnh như thế nào?

Việc chẩn đoán hiếm muộn bắt đầu bằng việc kiểm tra thể lực. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra máu để phát hiện sự mất cân bằng hormone sinh dục nam và các căn bệnh khác. Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu tinh dịch. Bác sĩ sẽ đo số lượng tinh dịch cũng như số lượng mẫu tinh trùng. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tốc độ di chuyển của tinh dịch.

Hiếm muộn đã tạo nên hệ quả lâu dài gì?

  • Hiếm muộn ở nam giới có thể tạo nên sự căng thẳng trong quan hệ vợ chồng. Mối quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng sẽ không còn thoải mái nữa. 85% các cặp đã tìm ra nguyên nhân hiếm muộn. Tuy nhiên, một số cặp sẽ không thể có khả năng sinh con dù với các kỹ thuật mới hiện đại nhất, trong trường hợp này việc nhận con nuôi là một lựa chọn lý tưởng nhất.
  • Hiếm muộn ở nam giới không lây truyền. Tuy nhiên, các căn bệnh lây lan qua đường tình dục có thể gây nên vô sinh ở nam giới và lây truyền cho bạn tình.
  • Phương pháp điều trị hiếm muộn nhân tạo
  • Phương pháp thụ thai nhân tạo. Đưa trực tiếp tinh dịch vào tử cung của người nữ.
  • Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (kỹ thuật ICSI). Tinh trùng sau khi lấy ra sẽ được tiêm thẳng vào bào tương noãn của người nữ.
  • Phuơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm (phương pháp IVF). Lấy trứng và tinh trùng của vợ chồng cho thụ tinh ở ống nghiệm bên ngoài, rồi đặt phôi thai trở vào tử cung người mẹ.

Những triệu chứng có thể có sau điều trị?

Cuộc điều trị có thể gây chảy máu hoặc dị ứng với thuốc gây mê . Phương pháp này cũng có thể gia tăng khả năng mang đa thai (ví dụ như song sinh). Ngoài ra, thuốc kháng sinh và các loại dược phẩm có thể làm đau dạ dày, tiêu chảy hoặc bị dị ứng.

Trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán chứng hiếm muộn, 80% đến 85% các cặp vợ chồng được điều trị đã có thể có con. Các cặp vợ chồng cần phải trải qua nhiều đợt thụ tinh nhân tạo trước khi đạt được kết quả mong muốn.

Nguồn ST

Tags: hiếm muộn, hiếm muộn ở nam giới, mang thai, sinh con, Sức khỏe mang thai, vô sinh,

Tính ngày trứng rụng

Vui lòng chọn ngày bắt đầu(*)

Vui lòng chọn chu kỳ(*)

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Những thắc mắc thường gặp về bệnh hiếm muộn

2796
Khảo sát của Bộ Y tế còn nêu rõ, Việt Nam có hơn một triệu cặp vợ chồng mắc bệnh hiếm muộn. Tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm...

Lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

2426
Lời khuyên cho các cặp vợ chồng hiếm muộn Lời khuyên đầu tiên tôi muốn chia sẻ với tất cả các cặp đôi đang trong tình trạng hiếm muộn...

Nguyên nhân gây hiếm muộn ở nữ giới

2052
Hiếm muộn là nỗi lo của các cặp vợ chồng khi cưới nhau đã lâu mà vẫn chưa có tin vui. Vậy nguyên nhân hiếm muộn là do đâu?...

Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vô sinh hiếm muộn

1653
Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vô sinh hiếm muộn...