Ăn uống để có một thai kỳ khỏe mạnh không chỉ chú trọng đến việc nên tránh các loại thức ăn nào mà còn về cách chọn thức ăn khôn ngoan. Nên ăn gì khi mang thai luôn là vấn đề nhức nhối của các mẹ bầu.
Vào tuần thứ 12 của thai kỳ, tôi đã ăn rất nhiều tôm, ăn vì nghĩ tôm rất tốt cho em bé và vì thèm ăn. Sau khi chứng kiến được mức độ cuồng tôm của tôi, cô bạn của tôi đã ngăn cản tôi “Đừng ăn nữa”. Tôi hỏi tại sao, thì nó bảo “ không chắc nữa, nhưng tốt nhất là bà đừng ăn nữa, ăn nhiều không tốt”. Tôi phớt lờ vì nghĩ nhảm nhí và lại tiếp tục với cơn cuồng của mình.
Bây giờ nhớ lại câu chuyện này tôi vẫn không thể hiểu tại sao mình có thể ăn nhiều như vậy trong khi bản thân tôi trước khi mang thai hoàn toàn là người không thích tôm lắm. Hôm nay, nhân tiện đang có hứng thú, tôi muốn chia sẻ cho các bạn những loại thức ăn nên ăn và không nên ăn để có một thai kỳ khỏe mạnh như tôi đã từng.
Bổ sung các chất dinh dưỡng khi mang thai sau: aixit folic, canxi, sắt, kẽm, chất xơ
Trước khi thụ thai và trong 6 tuần đầu tiên của thai kỳ, không có chất dinh dưỡng nào cần thiết hơn axit folic ( dạng tổng hợp là axit folic). Vitamin này có thể giảm nguy cơ gây ra khuyết tật thần kinh cho trẻ nhỏ như là tật nứt đốt sống. Bạn nên hấp thụ tối thiểu 400 microgram mỗi ngày (hoặc 600 microgram trong quý đầu tiên của thai kỳ) từ các loại đậu, trái cây họ cam quýt, các loại nước ép, ngũ cốc, rau lá xanh, thịt gia cầm, thịt heo, cá và các loại tôm, cua, sò, hến, nhưng folic từ thức ăn không được cơ thể hấp thụ tốt như axit folic.
Bạn cũng cần hấp thụ nhiều canxi, bạn nên hấp thụ 1200 miligram canxi từ các sản phẩm từ sữa ít chất béo mỗi ngày, hoặc từ râu xanh, nước cam, các sản phẩm từ đậu nành. Canxi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quý thứ hai và quý thứ ba của thai kỳ vì thời điểm này xương và răng của em bé đang phát triển nhanh. Bào thai hấp thụ canxi từ cơ thể của bạn, vì vậy bạn cần cung cấp đủ các khoáng chất bảo vệ xương của em bé.
Sắt rất quan trọng trong việc gia tăng 50% lưu lượng máu cho cơ thể và điều này cực kỳ quan trọng trong quý thứ ba của thai kỳ. Hãy đặt mục tiêu hấp thụ 30 milligram một ngày cho cơ thể. Sắt rất khó lấy từ bữa ăn hằng ngày, nên bạn cần uống bổ sung sắt hoặc uống vitamin trước khi sinh có chứa sắt. Để tăng cường sự hấp thụ sắt của cơ thể, bạn nên ăn những thực phẩm giàu sắt và vitamin C.
Mỗi ngày bạn cần hấp thụ 15 milligram kẽm khi bạn mang thai. Thiếu kẽm có thể dẫn đến những khuyết tật bẩm sinh, hạn chế sự phát triển của em bé và sinh non.Các loại hạt, ngũ cốc là nguồn cung cấp kẽm, kẽm cũng được hấp thụ trong các loại thịt và hải sản.
Chất xơ (được tìm thấy trong trái cây, rau quả và ngũ cốc) là đặc biệt cần thiết cho sức khỏe của bạn. Nó ngăn chặn táo bón- điều mà hầu hết các chị em đều tham phiền, vì vậy hãy cố gắng hấp thụ 35 milligram chất xơ mỗi ngày.
Bữa ăn đầy đủ chất không chỉ cung cấp cho bạn và em bé những chất dinh dưỡng quan trọng, mà còn gia tăng mùi vị mới cho nước ối. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn những loại thức ăn giàu chất chống oxi hóa như là dâu tây, cà rốt, rau bina…
Hệ miễn dịch của em bé đang phát triển rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần cẩn thận từng chi tiết nhỏ nhặt. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn nước có nhiễm chất độc hoặc thuốc trừ sâu có thể dẫn đến sinh non hoặc dị tật bẩm sinh. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, thuốc trừ sâu hoặc các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến thai kỳ dù chỉ một lượng rất nhỏ. Những chất này dễ dàng tích tụ trên những loại trái cây hoặc rau quả có vỏ mỏng như lê, táo, dâu tây.
Chế độ ăn giàu axit béo Omega – 3 có thể thúc đẩy sự phát triển thần kinh và não bộ của em bé trước khi sinh, và giúp cho thị lực, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ tốt hơn trong thời thơ ấu. Hấp thụ đủ Omega-3 cũng có thể giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Dầu hạt lanh, quả óc chó và trứng là những nguồn bổ sung axit Omega-3 tốt, cá có mỡ là nguồn đáng tin cậy của hai dạng Omega-3 quan trọng là EPA và DHA.
Mẹo để chọn cá giàu Omega-3 nhưng có hàm lượng thủy ngân thấp là tránh các loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá kình, các chuyên gia cũng nói rằng cá ngừ đóng hộp an toàn hơn cá ngừ vây dài.
Những thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, như là sữa chua, bơ đậu phụng, thịt gà, thịt bò, trứng, các sản phẩm từ sữa có chứa rất nhiều protein, canxi, sắt và tất cả chúng đều cần cho sự phát triển của em bé. Một số thực phẩm khác cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như thịt lợn nạc, thịt bì, chứa nhiều protein, và vitamin B, sắt và kẽm, nước cam chứa folic và vitamin C cần cho sự hấp thụ sắt từ những thức ăn như là đậu đen giàu chất xơ, rau bina, các loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, vitamin B, magie và kẽm.
Hầu hết chị em đều tăng rất nhiều cân trong khi mang thai, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh béo phì và khiến cho các chị em khó lấy lại vóc dáng sau sinh.
Điều cốt lõi của việc tăng cân trong khi mang thai tùy thuộc vào chiều cao và cân nặng của bạn. Nếu bạn mang thai đôi thì bạn cần tăng cân nhiều hơn bình thường. Còn nếu bạn mang thai bình thường, bạn cần cung cấp 340 calo một ngày trong quý thứ hai và 450 calo trong quý thứ ba.
Bánh mì trắng, bánh gạo trắng, các chất ngọt và soda đi vào máu, khiến lượng glucose trong máu tăng. Sự tăng lượng glucose sẽ dẫn đến bé sinh ra béo hơn bình thường, và có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Nếu bạn hấp thụ lượng calo tương tự nhưng thay đổi cách bạn ăn uống, em bé sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh béo phì hơn.
Để bảo vệ bản thân và em bé khỏi những vi khuẩn có hại, đừng ăn các loại thịt, gia cầm, hải sản hoặc trứng chưa được nấu chín, không ăn những thức ăn thừa hoặc thức ăn để trong vòng 2 giờ. Luôn giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức 40 độ, lạnh đủ để các loại vi khuẩn không sinh sôi. Kiểm tra tất cả nhãn mác của các loại thức ăn khi mua, nếu không có nhãn mác đầy đủ, không nên mua.
Nếu bạn không ăn uống đúng giờ, thì lượng đường trong máu sẽ giảm xuống khiến bạn gặp những nguy hiểm trong khi đi lại. Hãy chia nhỏ bữa ăn và đảm bảo rằng bạn luôn no, như vậy bạn sẽ không cảm thấy chóng mặt hoặc giảm các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ốm nghén.
Rất khó để giữ nước cho cơ thể trong khi mang thai bởi vì lượng nước bạn uống vào sẽ đi từ thành máu vào các mô. Nước cần thiết để ngăn chặn nguy cơ chuyển dạ sớm vì khi bạn thiếu nước, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone kích thích những cơn gò. Uống đủ nước sẽ ngăn chặn đau đầu, sỏi thận, chống mặt và giảm những triệu chứng khó chịu của thai kỳ như táo bón trĩ. Làm thế nào để biết bạn đã đủ nước hay chưa? Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt hoặc trong thì đó là khi bạn đã uống đủ nước.
Trên là những điều nên và không nên làm gì khi mang thai, các mẹ bầu lưu ý nhé!
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)
Vui lòng chọn giới tính của bé
Vui lòng nhập thông tin cần tìm