Mang thai là một chuỗi ngày khó khăn của các mẹ. Thế nhưng sau khi sinh, vấn đề chăm con, cho con bú dường như lại càng khó khăn hơn. Có rất nhiều mẹ bị ám ảnh mỗi lần cho con bú vì bị con cắn, ngậm ti khiến tình trạng nứt cổ gà ngày càng trầm trọng.
Nứt cổ gà là tình trạng chân núm vú của mẹ bị nứt, có dấu hiệu đỏ tấy, có thể chảy máu, gây đau và gây khó chịu cho các mẹ mỗi khi cho bé ti. Việc gây chảy máu cũng vô tình dán tiếp gây nên mất vệ sinh khi cho bé ti, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi bị nứt cổ gà các mẹ thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến lượng sữa bị ức chế, chất lượng sữa cũng kém đi. Mỗi lần cho bé ti các mẹ luôn cảm thấy sợ hãi. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mình không còn được âu yếm, yêu thương nữa.
Để vấn đề nứt cổ gà không làm ảnh hưởng đến việc chăm con và tâm lí của cả mẹ và bé. Dưới đây là một vài cách đơn giản để mẹ điều trị nứt cổ gà nhanh và hiệu quả nhất.
– Dùng nước muối: Trước khi cho bé bú khoảng 10 phút bạn lấy nửa thìa muối pha loãng với một bát nước rồi thoa dung dịch lên đầu ti. Sau 10 phút, khi chuẩn bị cho bé bú mẹ lấy khăn lau sạch ti rồi cho bé bú là được.
– Mật ong: Dùng mật ong nguyên chất thoa lên vùng bị nứt. Mật ong có tính kháng sinh tự nhiên sẽ giúp bạn làm mềm và làm lành vết thương.
– Sữa mẹ: Liệu pháp này là đơn giản và an toàn nhất. Sau khi vệ sinh đầu ti sạch sẽ với nước muối và khăn sạch. Hãy lấy một ít sữa mẹ thoa lên vùng ti để đầu ti được mềm và bớt khô hơn. Làm liên tục trong vài ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Dùng mỡ lông cừu (Medela): Mỡ cừu nguyên chất có công dụng làm sạch vết thương, làm mềm da và đặc biệt không độc hại. Mẹ thoa mỡ cừu lên vùng ti thường xuyên để đầu ti không bị nứt. Mỡ cừu không gây hại cho bé nên bạn có thể thoa cả trước và sau khi cho bé bú.
– Dùng kem chống hăm: Kem chống hăm dành cho em bé là loại thuốc rất hữu hiệu giúp mẹ chữa chứng bệnh nứt cổ gà.
– Rau ngót, rau mùng tơi: Bạn có thể sử dụng rau ngót hoặc rau mùng tơi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước và thoa lên vùng ti bị nứt.
– Lá tía tô: Lấy củ hành già và muối cho vào chén nước đem đun sôi. Dùng nước này vệ sinh thật sạch núm vú bị nứt cổ gà. Sau khi vệ sinh sạch sẽ bạn lấy 20 lá tía tô, đem rửa sạch, đốt cháy thành than rồi rắc vào chỗ đầu ti bị nứt.
– Dùng miếng gián chuyên dụng: sử dụng miếng dán chuyên dụng mỗi khi cho bé bú sẽ giúp các mẹ giảm đau hiệu quả hơn.
– Mặc áo ngực có chất liệu thoáng, mềm: áo ngực có chất liệu mềm, thoáng giúp giảm tình trạng cọ xát giữa áo và đầu ti, làm giảm đau cho mẹ và tạo điều kiện cho đầu ti tiếp xúc với không khí.
– Lòng đỏ trứng gà: dùng lòng đỏ trứng rang cháy lên rồi tán nhỏ và bôi vào đầu ti.
– Mề gà: lấy phần màu vàng thường bị bỏ đi trên mề gà, đem rang cháy rồi tán nhuyễn và bôi lên đầu ti.
– Nếu các mẹ bị nứt cổ gà một bên ti thì chỉ nên cho bé bú 1 bên ti, bên còn lại bôi thuốc thường xuyên để tình trạng thuyên giảm và núm vú hết nứt.
– Nếu bị nứt cổ gà cả 2 bên các mẹ nên vắt sữa thường xuyên và cho bé bú bình để vừa đảm bảo con vẫn bú sữa mẹ và mẹ vẫn chữa lành vết thương.
– Sau khi điều trị khỏi nứt cổ gà, mỗi lần cho bé bú các mẹ nhớ lấy ít sữa mẹ thoa lên đầu ti để giúp đầu ti mềm hơn và tình trạng nứt cổ gà không còn tái phát.
– Khi lần nào cho bé bú cũng cảm thấy đau, đầu ti nứt, đừng quên kiểm tra lại tư thế cho bé ti đã đúng hay chưa. Tư thế cho bé ti đúng là tư thế khi bạn bế bé và để mũi bé ở vị trí đối diện với núm vú của bạn. Lúc này bạn chỉ cần nghiêng đầu bé một chút là miệng bé đã ôm trọn cả bầu vú. Nếu đặt đúng tư thế bạn sẽ hạn chế được tình trạng nứt cổ gà rất đáng kể.
Hy vọng với những mẹo điều trị nứt cổ gà ở trên các mẹ sẽ có thêm phương pháp mới và phù hợp để điều trị dứt điểm tình trạng này. Và các mẹ phải đặc biệt lưu ý, nếu sau một thời gian điều trị không khỏi thì hãy nhớ đến gặp trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)