Cha mẹ ai chẳng mong muốn con mình là một đứa trẻ ngoan hiền, học giỏi, không đua đòi. Nhưng đâu phải cứ muốn là được. Ai cũng mong muốn dạy con để con trở thành một đứa trẻ ngoan hiền, đáng yêu. Vậy phải làm thế nào để la mắng trẻ đúng cách, nuôi dạy con trở thành một người như vậy?
Để giải đáp thắc mắc của các bậc bố mẹ hôm nay dayconkieunhat.vn xin giới thiệu đến bạn 4 phương pháp dạy trẻ ngoan hiền, giúp bố mẹ biết cách la mắng trẻ đúng cách. Các bạn nhất định hãy tham khảo qua nhé!
Vừa nói chuyện, vừa cho trẻ nhìn thấy những mối bận tâm xung quanh. Để trẻ biết đối xử tốt với mọi người, trước tiên hãy bắt đầu từ việc khiến trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
Ví dụ, khi trẻ bị té hoặc va chạm phải vật gì, bạn hãy nhẹ nhàng quan tâm hỏi han bé “con có sao không” với giọng điệu gần gũi, ấm áp chứ đừng bao giờ nói “tại cái này đã làm con bị té, để mẹ đánh nó”.
Ngoài ra, khi cùng bé đi dạo ngoài phố nếu gặp ai đó đang gặp phải vấn đề rắc rối gì, chúng ta hãy thỏ thẻ với bé “cụ bà vất vả quá nhỉ, không biết cụ có ổn không?” vừa nói vừa chỉ tay về phía người đó hoặc khi gặp xe cấp cứu đi ngang qua, bạn cứ giả vờ nói vu vơ “ai đó đã bị thương rồi, liệu có sao không?”…
Đứa trẻ sẽ nhìn theo bạn, bé dần dà sẽ chi phối suy nghĩ về câu chuyện mình nói ra, tạo nền tản để bé phân phối sự quan tâm ra xung quanh.
Khi trẻ lỡ làm phải 1 việc gì không đúng thay vì la mắng thẳng thừng ta hãy thử chậm rãi hỏi “tại sao con lại làm việc như vậy”. Đó là cách la phân biệt rõ việc làm xấu hay người xấu.
Với cách la này, cha mẹ sẽ giúp trẻ có thể chia ra và suy nghĩ được như thế nào là về người xấu và việc xấu, từ đó nuôi dưỡng trái tim bé “căm hận việc xấu nhưng không ghét người”.
“Con quá hư hỏng”…là cách la gắn kết cả việc xấu lẫn người xấu cho trẻ, thì tuyệt đối không nên sử dụng. Với dạy con kiểu Nhật việc đó sẽ khiến bé cảm nhận bị làm tổn thương đến nhân cách của mình nên bé cũng sẽ không đối xử hiền lành, ngoan ngoãn với người khác.
Ngoài ra, trước khi la trẻ, bạn nên bình tĩnh hỏi tại sao trẻ làm việc như vậy. Hơn hết, hãy hướng dẫn trẻ nên làm như thế nào nếu lần tới tiếp tục gặp chuyện như vậy. Khi đó, trẻ sẽ nhìn theo hướng dẫn của mình mà học theo.
Khi dạy con dẫu cho bạn la trẻ đi chăng nữa cũng không nên giơ tay lên dọa trẻ. Vì làm như vậy sẽ hình thành trong đầu trẻ “nếu gặp chuyện gì không vừa ý thì tát, đánh người đối diện là xong”.
Ví dụ, khi bé vấp ngã hãy xoa dịu nỗi đau của bé bằng cách nói nhẹ nhàng “đau lắm con nhỉ”. Cùng với sự đồng cảm đó sẽ khích lệ bé tự đứng lên từ chính thất bại của chính mình.
Cứ như vậy khi trẻ gặp người khác gặp chuyện trẻ cũng sẽ tỏ thái độ đồng cảm và khuyến khích đến mọi người xung quanh như trẻ đã được đồng cảm.
Hãy để bé nếm trải nhiều mùi vị: đau, buồn, đắng, cay, khổ, cực…giúp cho phạm trù đồng cảm của bé rộng hơn. Với mỗi sự khó khăn, đau khổ bé dần biết đồng cảm hơn, hãy tạo cho bé thật nhiều kinh nghiệm tự sửa sai từ những vấp ngã.
Những kinh nghiệm về thất bại ảnh hưởng, liên quan đến người khác cũng thật sự quan trọng. Những thấy bại gây phiền phức cho người khác như: lỡ làm đổ nước làm bẩn sàn hay làm vỡ bể đồ của người khác.
Từ đó bé nhận được sự tha thứ và chính việc được tha thứ đó khiến bé hiểu chuyện và đồng thời học được cách vị tha đối với mọi người.
Hãy cho bé thật nhiều kinh nghiệm về việc làm sai và được tha thứ, chúng ta cũng không nên la bé quá gay gắt. Từ đó, dù bị ai đó làm phiền đi nữa bé cũng dễ dàng biết cách tha thứ cho người khác.
Không chỉ những bạn bè đồng trang lứa, mà với anh chị trong gia đình hoặc dẫu những trẻ khác giới, khác độ tuổi cũng cứ để bé thoải mái vui đùa.
Trẻ sẽ học được nhiều thứ từ việc giao tiếp cùng mọi người , hơn hết sẽ còn là nhiều đối tượng, phạm trù hơn để bé biết cách đồng cảm.
Trong phương pháp dạy con kiểu Nhật để trẻ trở thành đứa trẻ ngoan thì việc làm gương cho trẻ noi theo của cha mẹ là vô cùng quan trọng.
Trẻ con khi nhìn thấy hình ảnh dịu dàng của cha mẹ mình đối xử với mọi người xung quanh, hay đối xử với chính bé, bé sẽ có suy nghĩ bản thân mình cũng nên như vậy và cứ làm theo mà trưởng thành.
Vì vậy, việc đầu tiên người làm cha làm mẹ cần làm đó là tiếp xúc thân thiện, gần gũi, đối xử nhẹ nhàng với bé.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)