Ngay sau khi có kết quả thử thai tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.
Bác sĩ thường đề nghị bạn siêu âm vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Bạn sẽ được đề nghị siêu âm sớm hơn, nếu bạn là người có bệnh trong người và gặp những vấn đề trong lần mang thai trước. Hoặc có những triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau bụng, buồn nôn và nôn ói nghiêm trọng.
Nếu bạn đang uống thuốc hoặc đang tiếp xúc với những chất độc hại, hãy nói với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn kịp thời.
Lần khám thai đầu tiên sẽ mất rất nhiều thời gian nếu bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong khi mang thai. Hãy nhớ hỏi tất cả những vấn đề bạn đang lo lắng.
Bạn cũng để bác sĩ biết những triệu chứng gần nhất của bạn như là phát ban, nhiễm trùng…
Bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm các xét nghiệm sàng lọc để cho bạn những thông tin về nguy cơ mắc bệnh Down của em bé cũng như là những vấn đề về nhiễm sắc thể và khuyết tật bẩm sinh.
Trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên, bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm máu vào tuần thứ 9 – tuần thứ 13.
Bạn cũng có thể đề nghị siêu âm độ mờ da gáy (NT, một loại siêu âm được làm từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ).
Xét nghiệm máu và siêu âm được làm kết hợp với nhau trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Nếu bạn có một thai kỳ phức tạp, bạn sẽ được đề nghị làm xét nghiệm NIPT. Đây là một dạng xét nghiệm máu có thể xác định hội chứng Down và những bệnh về nhiễm sắc thể, được làm ở tuần thứ 10 hoặc muộn hơn.
Nếu bạn chưa sẵn sàng để làm các xét nghiệm trên, bạn có thể đề nghị những xét nghiệm đơn giản hơn như xét nghiệm máu và nước bọt để xem em bé của bạn có mắc những bệnh di truyền như là xơ nang, hồng cầu hình liềm, bệnh thiếu máu và bệnh Tay-Sachs.
Cuối cùng, bạn sẽ được đề nghị xét nghiệm chẩn đoán di truyền để xác định chắc chắn rằng em bé của bạn có mắc bệnh down hoặc gặp phải những vấn đề khác hay không.
Những xét nghiệm này là: xét nghiệm sinh thiết gai nhau (CVS), được làm vào tuần thứ 10 đến tuần thứ 12, xét nghiệm chọc ối, được làm từ tuần 16 đến 20.
Xét nghiệm CVS và chọc ối là xét nghiệm không xâm lấn và có nguy cơ gây sẩy thai nhẹ, vì vậy chỉ áp dụng đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về di truyền và nhiễm sắc thể cao.
Một vài bà mẹ chọn cách đợi có kết quả sàng lọc rồi mới quyết định nên làm xét nghiệm chẩn đoán này hay không.
Nếu bạn không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ, thì sau đây là những thứ thường được làm trong khám thai lần đầu tiên:
Bác sĩ sẽ khuyên bạn về chế độ ăn uống dinh dưỡng, nên tránh các loại thức ăn, nước uống nào, đưa ra những tư vấn cho việc tăng cân và những loại vitamin nên uống trước khi sinh.
Bác sĩ cũng cho bạn biết về những bất tiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ và cảnh báo về những triệu chứng bạn cần hết sức lưu ý.
Sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Bác sĩ sẽ nói về những dấu hiệu của bệnh trầm cảm trong khi mang thai.
Nếu bạn cảm thấy chán nản và lo lắng, hãy nói với bác sĩ đừng đợi cho đến khi được hỏi, và hãy đề nghị sự giúp đỡ của đối phương.
Bác sĩ cũng nói về những tác hại của hút thuốc, uống rượu, và uống các loại thuốc khác trong khi mang thai. Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc bỏ thuốc, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ.
Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên cho việc tập thể dục, những bài tập nào nên tập và những bài tập nào thì không.
Bác sĩ cũng đưa ra những lời khuyên về việc đi du lịch trong khi mang thai, quan hệ tình dục trong khi mang thai, môi trường làm việc có ảnh hưởng nhiều đến em bé hay không, làm sao để tránh các bệnh nhiễm trùng như là toxoplasmosis.
Nếu không may bạn mang thai trong mùa cúm, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiêm vắc-xin cúm.
Cuối cùng, bạn sẽ được nhận lịch khám thai cho lần tiếp theo, khoảng 4 tuần sau đó.
Việc khám thai lần đầu vô cùng quan trọng. Các mẹ nhớ những lưu ý trên để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Vui lòng chọn ngày bắt đầu(*)
Vui lòng chọn chu kỳ(*)
Vui lòng chọn giới tính của bé
Vui lòng nhập thông tin cần tìm