Mách các mẹ mẹo nhỏ điều trị chứng đái dầm ở trẻ

bap
2083

Dạy con kiểu Nhật hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin và biện pháp cần thiết giúp bạn hạn chế và chữa trị chứng đái dầm ở trẻ. Những kiến thức cơ bản cần biết nhằm khắc phục chứng đái dầm cho trẻ đó là: “Không đánh thức trẻ”, “Không nóng vội”, “Không la mắng”, “Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.

Mách các mẹ mẹo nhỏ điều trị chứng đái dầm ở trẻ

Chứng đái dầm của trẻ là vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu.  Ngày xưa nguyên nhân của chứng đái dầm được cho là do bố mẹ không biết dạy con hoặc cũng có thể là do con chưa ý thức được. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm đối phó với chứng bệnh này.

Nếu nguyên nhân của chứng đái dầm được biết rõ, bậc làm cha làm mẹ cũng như con trẻ sẽ có thể khắc phục được phần nào chứng bệnh này. Dạy con kiểu Nhật xin chia sẻ những nguyên nhân cũng như cách khắc phục chứng đái dầm về đêm ở trẻ cho các bậc cha mẹ. Mọi người hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân và cách phân biệt giữa “Bệnh đái dầm” và “Chứng đái dầm”

Trước hết, “Chứng đái dầm” xảy ra vào thời điểm ban đêm, đó là chứng tiểu tiện không tự chủ trong lúc trẻ đang ngủ. Chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, từ 5 tuổi cho đến lúc trưởng thành, đa số các bé dần khắc phục được tình trạng này. Tuy nhiên nếu chứng đái dần vẫn tiếp tục xảy ra ngay cả lúc trẻ đã trên 5 tuổi, hơn nữa còn xảy ra rất nhiều lần trong một tháng thì có thể gọi hiện tượng này là “ Bệnh đái dầm”.

Bệnh này cần được chữa trị.

Nguyên nhân chủ yếu của “chứng đái dầm” là do ban đêm nước tiểu với lượng lớn được tích tụ lại khiến bàng quang căng ra và cần được bài tiết ra bên ngoài. Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc sẽ dẫn đến đái dầm.

Mặt khác, nguyên nhân của “bệnh đái dầm” là do sự phát triển chậm của hệ thống thần kinh và nội tiết dẫn đến trẻ không thể điều chỉnh được lượng nước tiểu hoặc là do bàng quang quá nhỏ, vấn đề về mặt sinh lý, stress…

 “Không đánh thức trẻ”, “Không  nóng vội”, “Không la mắng”, “Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”

Mách các mẹ mẹo nhỏ điều trị chứng đái dầm ở trẻ

“Chứng đái dầm” cũng giống như “Bệnh đái dầm”, nguyên nhân gây ra chứng bệnh này không liên quan gì đến năng lực, tính cách của con trẻ hay sự dạy bảo của bố mẹ.

Đó hoàn toàn không phải do lỗi của trẻ. Vì vậy để khắc phục chứng đái dầm cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ những phương châm sau: “không đánh thức trẻ”, “không nóng vội”, “không la mắng”, “không so bì trẻ với những đứa trẻ khác”.

Không đánh thức trẻ

Đánh thức trẻ trong lúc đang ngủ, bắt trẻ dậy đi nhà vệ sinh sẽ phá hỏng giấc ngủ của trẻ, không những thế điều này còn khiến cho sự bài tiết nước tiểu và hoạt động của bàng quang trở nên xấu đi. Thói quen đánh thức trẻ trong lúc ngủ gây ra hậu quả xấu.

Không nóng vội

Dù là bệnh đái dầm chúng ta cũng có thể khắc phục bằng những phương thuốc và cách thức chữa trị phù hợp.

Bậc làm cha, làm mẹ cần phải thấu hiểu và tôn trọng những suy nghĩ của bản thân trẻ. Không nên nóng vội, hấp tấp mà cần có một khoảng thời gian nhất định để con tiến bộ từng ngày.

Không la mắng trẻ

Chứng đái dầm hoàn toàn không phải do ý thức của trẻ. Chính vì thế bố mẹ không nên la mắng trẻ. Việc la mắng như vậy không những không đem lại hiệu quả gì mà còn gây ra stress cho trẻ và đái dầm có thể tăng thêm.

Không so bì trẻ với những đứa trẻ khác

Bạn nên tránh so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa hay những người anh, người chị không mắc chứng đái dầm. Làm vậy sẽ tạo cho bản thân trẻ cảm giác rất ngại ngùng, xấu hổ hơn bất cứ ai khác. Không những thế điều này còn gây ra stress và khiến trẻ cảm thấy bản thân kém cỏi. Mong mọi người hết sức chú ý!

Dạy con kiểu Nhật đưa ra cách khắc phục chứng bệnh đái dầm cho trẻ ngay từ bây giờ.

Mách các mẹ mẹo nhỏ điều trị chứng đái dầm ở trẻ

Đối với chứng bệnh đái dầm, cần phải đưa trẻ đến những cơ sở y tế để chữa trị, tuy nhiên trước hết cha mẹ cần phải xem lại thói quen sinh hoạt trong gia đình. Dạy con kiểu Nhật sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới. Mọi người cùng xem nhé!

Biện pháp thứ nhất: Xem lại lượng nước.

Chính vì lượng nước cung cấp cho trẻ ban ngày quá nhiều nên bạn cần giảm thiểu chúng lúc về đêm. Đặc biệt sau khi ăn tối xong chỉ nên cho trẻ uống tối đa một cốc nước. Nếu món ăn buổi tối toàn đồ lạnh thì tốt nhất hãy cho trẻ uống nước ấm sau khi ăn tối.

Biện pháp thứ hai: Tập cho trẻ thói quen đi tiểu

Cố gắng tập cho trẻ thói quen đi tiểu vào ban ngày. Làm vậy sẽ giúp cho nước tiểu không bị tích tụ trong bàng quang.

Biện pháp thứ ba: Đối phó với “Tính nhạy cảm với lạnh” (nhột)

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng đái dầm là do “tính nhạy cảm với lạnh” ở một số trẻ em. Trước khi ngủ, hãy tắm cho trẻ từ từ, nhẹ nhàng và sau đó ủ ấm trẻ. Sử dụng điều hòa trong phòng ngủ vào mùa hè mang lại hiệu quả rất cao.

Biện pháp thứ tư: Tập thói quen cho trẻ nhất định phải đi vệ sinh trước khi đi ngủ.

Hãy tập thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ để bé không bị tè dầm.

Mọi người thấy thế nào ạ ?

Qua đây chúng ta hiểu được rằng nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở trẻ không phải do cách giáo dục của bố mẹ không tốt cũng không phải do trẻ thiếu ý thức. Các bậc làm cha làm mẹ hãy xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình mình. Tuyệt đối không bao giờ la mắng, phê phán, trừng phạt, nóng vội hay đánh thức trẻ khi trẻ đái dầm. Tránh làm trẻ xấu hổ khi kể với người khác về chứng đái dầm của trẻ. Tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước trước lúc ngủ, khen ngợi khi trẻ không đái dầm trong đêm…là những biện pháp đối phó rất hữu hiệu.

Nếu bạn có những phương pháp hay hãy cùng chia sẻ cho mọi người biết nhé!

Tags: bệnh đái dầm, Chăm con kiểu nhật, cham soc be, đái dầm, điều trị đái dầm,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Top 5 loại sữa tươi cho bé 1 tuổi

Top 5 loại sữa tươi cho bé 1 tuổi

Bên cạnh sữa bột thì sữa tươi là một...
Review bình sữa Nuk cho bé chi tiết nhất

Review bình sữa Nuk cho bé chi tiết nhất

Bình sữa Nuk có tốt không? Có nên mua...
Có nên mua bình sữa Avent cho bé không?

Có nên mua bình sữa Avent cho bé không?

Bình sữa Avent đang được nhiều mẹ quan tâm,...
Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Top 5 loại gối ôm cho bé các mẹ cần biết

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

[Review] – Cách trị cảm ho cho bé và mẹ khi đang cho con bú.

24851
Cảm, ho ở các mẹ thời kì mang thai và cho con bú rất thường gặp. Nếu không có biện pháp trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất nhiều...

Bệnh quai bị ở trẻ và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

2024
Bệnh quai bị ở trẻ nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực ra đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách...

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Những điều bố mẹ cần biết

1493
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em khá phổ biến, vì những hoạt động hằng ngày chưa được quan tâm đúng cách, và vô tình gây bệnh cho trẻ....

Bé 3 tuổi bị sỏi thận 2cm, khi nghe mẹ kể về cách bé sinh hoạt mọi người mới hoảng hốt

2482
Bé bị sỏi thận không phải là hiện tượng hi hữu, nhưng việc trẻ 3 tuổi có sỏi thận lớn 2cm là lời cảnh báo dành cho những bậc...