Thắng lưỡi là màng niêm mạc mỏng hình tam giác, dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi ngắn, dị tật này làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi, ảnh hưởng đến sự nuốt và phát âm của trẻ.
Dây thắng lưỡi ngắn khiến đầu lưỡi của trẻ không thò ra bên ngoài được, không thể đụng lên nóc vòm họng, và lưỡi của trẻ cũng không thể di chuyển sang hai bên.
Khi trẻ khóc đầu lưỡi có hình trái tim, khi trẻ lè lưỡi đầu lưỡi có hình vuông hoặc hình nhọn. Dị tật này gặp khoảng 5% ở trẻ sơ sinh,gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 3:1
Căn cứ vào độ dài của dây thắng lưỡi (khoảng cách đo được từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi) để đánh giá tình trạng này ở theo các cấp độ khác nhau.
Đối với cấp độ 1 và 2 chưa cần phẫu thuật cho trẻ, cần theo dõi thêm vì trường hợp này có thể tự cải thiện theo thời gian.
Ở cấp độ 3 và 4 vào khoảng 3 tháng tuổi trẻ cần được phẫu thuật để loại bỏ. Theo các chuyên gia y khoa, phẫu thuật này khá đơn giản và không gây nguy hiểm.
Khi trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ, tật dính thắng lưỡi khiến trẻ bú khó hơn, bú chậm và không bú được nhiều, trẻ có thể bị đói dẫn đến cáu gắt và quấy khóc. Việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ, trẻ sẽ tăng cân rất chậm hoặc có thể không tăng cân.
Dính thắng lưỡi ở trẻ gây cản trở cho lưỡi khi thực hiện động tác co lên trên, làm cho trẻ gặp khó khăn trong quá trình nuốt.
Đồng thời lưỡi còn có chức năng đưa thức ăn sang hai phía khối răng hàm để nhai, dây thắng lưỡi ngắn nên chức năng này của lưỡi cũng bị hạn chế.
Lưỡi bị hạn chế vận động nên khả năng phát âm cũng ảnh hưởng theo, mức độ ảnh hưởng còn thuộc vào từng lứa tuổi.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi sẽ có những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất, trẻ thường khó nói và khó diễn đạt được những câu phức tạp. Có thể ảnh hưởng đến phát âm sau này của trẻ, giọng nói bị ngọng nghịu
Dính thắng lưỡi ở trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mọc răng, khiến các răng cửa hàm dưới khi mọc có thể bị nghiêng hoặc tạo khe hở giữa hai răng cửa giữa dưới.
Thắng lưỡi ngắn có thể gây co kéo, gây viêm và tụt lợi ở mặt trong răng của hàm dưới.
Thắng lưỡi có thể nới lỏng theo thời gian, do đó tật dính thắng lưỡi có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên. Trong một số trường hợp, dính thắng lưỡi tồn tại mà không gây ra phiền hà gì. Chỉ nên điều trị bằng phẫu thuật khi xuất hiện những cản trở, khó chịu. Các phương pháp điều trị bao gồm cắt thắng lưỡi, tạo hình thắng lưỡi.
Cắt thắng lưỡi là phẫu thuật đơn giản có thể gây tê hoặc không, phương pháp này được tiến hành nhanh chóng ít gây khó chịu vì phần thắng lưỡi có ít dây thần kinh và mạch máu.
Không nên trì hoãn vì càng lớn mạch máu và dây thần kinh đến nuôi thắng lưỡi sẽ nhiều hơn do vậy sẽ đau hơn và chảy máu nhiều hơn.
Phương pháp này được khuyến cáo trong trường hợp cần sửa chữa thêm hoặc thắng lưỡi quá dày. Phẫu thuật tạo hình được thực hiện dưới sự gây mê toàn thân. Sau khi giải phóng thắng lưỡi, vết thương được khâu bằng chỉ tan sẽ tự biến mất khi lưỡi lành.
Như vậy, các mẹ không nên quá lo lắng với dị tật dính thắng lưỡi bẩm sinh ở trẻ, chỉ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi thăm khám để chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Thời điểm lý tưởng để phẫu thuật cắt thắng lưỡi là trước khi trẻ bắt đầu tập nói, khoảng 6-9 tháng tuổi. Đối với trường hợp ngắn thắng lưỡi ảnh hưởng đến việc bú mút của trẻ cần can thiệp sớm hơn.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm