Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%.
Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nhưng phát sinh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh dùng các thuốc hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng…
– Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Vì vậy da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.
– Chàm có thể bắt nguồn từ tiền sử gia đình hoặc do kích thích bởi hóa chất, chẳng hạn hóa chất được tìm thấy trong bột giặt. Vì thế, cần chọn các sản phẩm giặt giũ dành cho làn da nhạy cảm của bé.
– Thời tiết ít độ ẩm gây khô da là nguyên nhân chính của bệnh chàm.
– Lông vật nuôi khiến bệnh chàm nặng hơn. Do đó, bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Nếu có, những chú cá cảnh là hợp lý nhất.
– Chế độ ăn uống và bệnh chàm: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò.
– Bụi và bệnh chàm: “Bụi bẩn làm nặng thêm bệnh chàm” – Lindsey Macmanus (chuyện gia dị ứng từ Anh) cho biết. Bà khuyến cáo cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau dọn nhà và đầu tư vào một bộ lọc không khí.
– Quần áo và bệnh chàm: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm. Vì thế, cần lựa chọn quần áo cotton và giữ làn da bé luôn thoáng mát. Đối với ga gối cũng nên chọn chất liệu tương tự. “Bỉm” được khuyến nghị nếu con bạn bị chàm vì nó hút chất lỏng tốt, ngăn chặn làn da nhiễm khuẩn và trở nên đau.
Những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng thì sẽ rất dễ tái phát bệnh chàm sữa này. Vì thế cha mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý cho con.
– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Không nên cho con ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển…
– Nếu vết chàm đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ như Milian, Eosin…
– Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem chứa corticosteroid nồng độ thấp như Eumovat trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày)
– Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid.
– Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ.
– Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc.
– Hãy cho trẻ đi khám và được sử dụng thuốc đúng cách, không nên tự ý mua thuốc hay dùng lá cây đắp lên sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
– Đối với trẻ bú bình nếu có cơ địa chàm thể tạng, nên chọn loại sữa đặc biệt ít dị ứng có bán sẵn ngoài thị trường.
– Sau khi tắm nên dùng thêm kem làm mềm da.
Nguồn tổng hợp
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)