Phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà hiệu quả 

bap
1169

Tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ. Trẻ tử kỷ có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội, khó tiếp xúc hơn so với trẻ bình thường, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Phát hiện sớm là điều cực kì quan trọng cho việc trị liệu và thực hiện các biện pháp can thiệp trong quá trình hoàn thiện kỹ năng của trẻ.

Đây là một hành trình đầy thử thách và đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ, cha mẹ là người có thời gian bên trẻ nhiều nhất, hiểu và yêu thương trẻ nhất vì vậy cha mẹ đóng vai trò quyết định tới sự tiến bộ của trẻ.

Đặc biệt gia đình là môi trường quen thuộc và tốt nhất đối với trẻ tự kỷ để trẻ có thể thực hành và luyện tập các kỹ năng, tham gia các hoạt động hàng ngày cùng với người thân.  

dạy trẻ tự kỷ

Nguồn: vinmec.com

Những vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy trẻ tự kỷ là: giáo dục ngôn ngữ, dạy các kỹ năng giao tiếp xã hội, đối phó với hành vi của trẻ.

1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

1.1 Sử dụng ngôn ngữ đơn giản

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng chậm phát triển về ngôn ngữ, việc dạy cho trẻ biết nói chuyện thường tốn khá nhiều thời gian.

Khi dạy trẻ tự kỷ nói, bạn cần dùng từ ngữ đơn giản và ngắn gọn để trẻ dễ hiểu, dễ dàng vận dụng từ ngữ mới trong quá trình giao tiếp vì khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ khá hạn chế, nếu dùng từ ngữ phức tạp sẽ gây khó khăn cho trẻ.

dạy trẻ tự kỷ tại nhà

Nguồn: alobacsi.com

Cha mẹ cần nhận biết thời điểm trẻ muốn làm điều gì, vì lúc này bạn có thể giúp trẻ tiếp nhận lời nói và học nói một cách hiệu quả nhất.

Khi nói với trẻ cần nói chậm, nhìn vào mắt trẻ, cho trẻ nhiều thời gian hơn để nghe và hiểu đồng thời tỏ thái độ như mĩm cười, nhìn lại, vỗ tay…

Dạy trẻ nói “không” khi không muốn, biết cách yêu cầu và đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ nói thay vì ra dấu hiệu.

1.2 Dạy trẻ tự kỷ cách giao tiếp phi ngôn ngữ

Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ làm nền tảng cho giao tiếp bằng lời nói, ví dụ: gật đầu để thể hiện sự đồng ý, lắc đầu để từ chối…Cử chỉ và giao tiếp phi ngôn ngữ càng gần gũi thì trẻ càng dễ hiểu và học hỏi nhanh hơn các kỹ năng giao tiếp. 

2. Dạy trẻ tự kỷ các hoạt động hỗ trợ giao tiếp

2.1 Giúp trẻ tự kỷ tăng cường khả năng chú ý

Gọi tên trẻ thường xuyên, tập cho trẻ ngồi tập trung chơi với trò chơi mà trẻ yêu thích trong thời gian ngắn, dùng các dấu hiệu gia tăng sự chú ý như chạm vào tai để nghe, chạm vào má để nhìn hoặc thu hút sự chú ý của trẻ thông qua thị giác.

Khi dạy và chơi với trẻ cần tránh những điều gây mất tập trung như tivi hoặc nên giảm bớt tiếng ồn xung quanh.

2.2 Giúp trẻ tự kỷ tăng cường kỹ năng chơi và bắt chước 

Bắt chước là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng cần có sự hợp tác và tương tác giữa hai người, cha mẹ phải tạo sự chú ý cho trẻ và làm mẫu.

phương pháp dạy trẻ tự kỷ

Nguồn: vinmec.com

  • Bắt chước bằng cách chơi đồ chơi sắp xếp, lắp ghép, hướng dẫn bé sử dụng các đồ vật đơn giản trong gia đình dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
  • Bắt chước việc tạo ra các âm thanh: ú òa, măm măm, hắt xì… một cách tự nhiên nhất, cho trẻ chơi trò chơi liên quan đến môi miệng, nét mặt, biểu cảm. Bạn nên sử dụng âm vực cao hơn thấp hơn, êm ái hoặc mạnh hơn để kích thích sự chú ý của trẻ.
  • Bắt chước nhịp điệu bài hát, thường xuyên hát với trẻ và dừng lại để trẻ hát tiếp nếu có thể, bắt chước động tác tay chân theo bài hát.
  • Bắt chước chơi giả vờ cùng với gấu bông hoặc búp bê: nấu cơm, rót nước, khám bệnh, đi mua sắm…

2.3 Dạy cho trẻ tự kỷ về những sự vật và cảm giác

Dạy cho trẻ những sự vật và gắn liền chúng với những cảm xúc khác nhau. Ví dụ: khi trẻ cầm con dao bạn có thể nói với con rằng nó có thể làm con đau hoặc bị thương.

Hoặc trẻ mở tủ lạnh, hãy với nói trẻ nên làm như vậy khi con đói hoặc khát nước. Nên liên kết giữa sự vật và cảm xúc để trẻ hiểu rõ hơn về những sự vật và sự việc xung quanh mình.

3. Những lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ

  • Dạy trẻ tự kỷ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, tranh ảnh, biểu tượng.
  • Cha mẹ nên thường xuyên khuyến khích con chơi cùng với trẻ khác.
  • Tuyệt đối không quát tháo, la mắng, luôn tạo không khí vui vẻ để trẻ thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động hơn. 
  • Luôn động viên và khen ngợi con với những tiến bộ nhỏ nhất. 
  • Tạo môi trường ổn định và an tòan cho trẻ, tránh để trẻ bị bắt nạt. 
  • Nói chuyện và quan tâm tới trẻ, không để trẻ có cảm giác cô lập khi ở nơi đông người.
  • Lờ đi khi trẻ ăn vạ và dứt khoát với hành vi sai.

Việc dạy trẻ tự kỷ cần có kiến thức và sự hiểu biết, vì vậy cha mẹ phải học thêm các kỹ năng về giao tiếp và dạy trẻ tự kỷ tại các trung tâm. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với cha mẹ của các trẻ tự kỷ khác.

Hãy là thầy giáo, cô giáo, là người bạn thân thiết của con giúp con lớn lên một cách khỏe mạnh, hạnh phúc và có một tương lai tốt đẹp.

Tags: dạy bé học ngôn ngữ, dạy bé kỹ năng giao tiếp, dạy trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Bánh ăn dặm Nestle có tốt cho bé không?

Bánh ăn dặm Nestle có tốt cho bé không?

Khi bé đến tuổi ăn dặm, nhiều mẹ vẫn...
Review 5 bàn chải đánh răng cho bé an toàn, chất lượng

Review 5 bàn chải đánh răng cho bé an toàn, chất lượng

Sau khi những chiếc răng sữa của bé mọc...
Review chi tiết ghế ăn dặm Umoo mới nhất cho mẹ và bé

Review chi tiết ghế ăn dặm Umoo mới nhất cho mẹ và bé

Nhiều bố mẹ lo ngại khi mua ghế ăn...
[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với...

Được quan tâm nhất

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập...
Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu...
Làm gì khi trẻ nói dối?

Làm gì khi trẻ nói dối?

Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời...

Bài mới nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi...
Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để...
Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ...
Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động ngoài trời giúp thỏa mãn...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

10 “bí quyết vàng” giúp bé phát triển trí thông minh

7175
Không phải cứ bố mẹ giỏi giang là sinh ra trẻ thông minh. Bởi trí tuệ của bé không chỉ được di truyền từ bố mẹ, nó còn phụ...

3 phương pháp điều trị đơn giản cho trẻ chậm nói

21455
Trẻ chậm nói Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em. Nó không chỉ gây ra sự sốt ruột cho các gia đình mà còn cản...

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ và phương pháp điều trị

4042
2 tuổi, bé Trung (Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa biết nói, cũng không tỏ ra tình cảm với bố mẹ, người thân. Ai gọi, hỏi, bé cũng lờ...

Rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ, bạn nên làm gì?

3571
VIAM – Rối loạn hành vi ở trẻ là một nhóm các vấn đề về hành vi và cảm xúc thường khởi phát từ thời niên thiếu hoặc vị...