Tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ. Trẻ tử kỷ có những biểu hiện bất thường trong quan hệ giao tiếp xã hội, khó tiếp xúc hơn so với trẻ bình thường, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.
Phát hiện sớm là điều cực kì quan trọng cho việc trị liệu và thực hiện các biện pháp can thiệp trong quá trình hoàn thiện kỹ năng của trẻ.
Đây là một hành trình đầy thử thách và đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ, cha mẹ là người có thời gian bên trẻ nhiều nhất, hiểu và yêu thương trẻ nhất vì vậy cha mẹ đóng vai trò quyết định tới sự tiến bộ của trẻ.
Đặc biệt gia đình là môi trường quen thuộc và tốt nhất đối với trẻ tự kỷ để trẻ có thể thực hành và luyện tập các kỹ năng, tham gia các hoạt động hàng ngày cùng với người thân.
Những vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy trẻ tự kỷ là: giáo dục ngôn ngữ, dạy các kỹ năng giao tiếp xã hội, đối phó với hành vi của trẻ.
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng chậm phát triển về ngôn ngữ, việc dạy cho trẻ biết nói chuyện thường tốn khá nhiều thời gian.
Khi dạy trẻ tự kỷ nói, bạn cần dùng từ ngữ đơn giản và ngắn gọn để trẻ dễ hiểu, dễ dàng vận dụng từ ngữ mới trong quá trình giao tiếp vì khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ khá hạn chế, nếu dùng từ ngữ phức tạp sẽ gây khó khăn cho trẻ.
Cha mẹ cần nhận biết thời điểm trẻ muốn làm điều gì, vì lúc này bạn có thể giúp trẻ tiếp nhận lời nói và học nói một cách hiệu quả nhất.
Khi nói với trẻ cần nói chậm, nhìn vào mắt trẻ, cho trẻ nhiều thời gian hơn để nghe và hiểu đồng thời tỏ thái độ như mĩm cười, nhìn lại, vỗ tay…
Dạy trẻ nói “không” khi không muốn, biết cách yêu cầu và đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ nói thay vì ra dấu hiệu.
Hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ làm nền tảng cho giao tiếp bằng lời nói, ví dụ: gật đầu để thể hiện sự đồng ý, lắc đầu để từ chối…Cử chỉ và giao tiếp phi ngôn ngữ càng gần gũi thì trẻ càng dễ hiểu và học hỏi nhanh hơn các kỹ năng giao tiếp.
Gọi tên trẻ thường xuyên, tập cho trẻ ngồi tập trung chơi với trò chơi mà trẻ yêu thích trong thời gian ngắn, dùng các dấu hiệu gia tăng sự chú ý như chạm vào tai để nghe, chạm vào má để nhìn hoặc thu hút sự chú ý của trẻ thông qua thị giác.
Khi dạy và chơi với trẻ cần tránh những điều gây mất tập trung như tivi hoặc nên giảm bớt tiếng ồn xung quanh.
Bắt chước là một trong những kỹ năng giao tiếp quan trọng cần có sự hợp tác và tương tác giữa hai người, cha mẹ phải tạo sự chú ý cho trẻ và làm mẫu.
Dạy cho trẻ những sự vật và gắn liền chúng với những cảm xúc khác nhau. Ví dụ: khi trẻ cầm con dao bạn có thể nói với con rằng nó có thể làm con đau hoặc bị thương.
Hoặc trẻ mở tủ lạnh, hãy với nói trẻ nên làm như vậy khi con đói hoặc khát nước. Nên liên kết giữa sự vật và cảm xúc để trẻ hiểu rõ hơn về những sự vật và sự việc xung quanh mình.
Việc dạy trẻ tự kỷ cần có kiến thức và sự hiểu biết, vì vậy cha mẹ phải học thêm các kỹ năng về giao tiếp và dạy trẻ tự kỷ tại các trung tâm. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với cha mẹ của các trẻ tự kỷ khác.
Hãy là thầy giáo, cô giáo, là người bạn thân thiết của con giúp con lớn lên một cách khỏe mạnh, hạnh phúc và có một tương lai tốt đẹp.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm