Việt Nam không chỉ nổi tiếng với các giá trị truyền thống lâu đời mà còn là vùng đất của lễ hội và lễ kỷ niệm. Bên cạnh Tết truyền thống – lễ hội lớn nhất trong năm. Ngày Táo Quân (cúng ông Táo) được biết đến là một trong những lễ hội thiết yếu nhất trong tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam.
Truyền thống cúng Ông Táo bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích nổi tiếng về “2 ông 1 bà”. Bao gồm 3 vị thần – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp. Tuy vậy, trong dân gian người ta vẫn quen gọi chung là Ông Táo hay Tết Táo Quân.
Câu chuyện bắt đầu từ cặp vợ chồng Trọng Cao -Thị Nhi. Tuy họ đã kết hôn trong một thời gian dài nhưng chưa có con. Chính vì điều này khiến họ rất buồn và cãi nhau thường xuyên.
Một ngày nọ, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn và đánh đuổi Thị Nhi. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, lang thang đến một nơi khác và sau đó cưới Phạm Lang.
Thời gian trôi qua, Trọng Cao nhận ra lỗi lầm của mình và lên đường tìm kiếm vợ. Anh ta tiêu hết số đồng xu mà mình có được trên đường kiếm vợ. Do vậy, Trọng Cao bất đắc dĩ trở thành kẻ ăn xin.
Vô tình trong lúc xin ăn, anh tình cờ gặp Thị Nhi tại nhà mới của cô. Lời giải thích của Trọng Cao đã chạm vào trái tim thổn thức của Thị Nhi. Vì thế họ đã nói chuyện hàng giờ về quá khứ và cuộc sống hiện tại của họ.
Trong lúc đó, Phạm Lang trở về nhà, vì sợ khó xử khi hai người đàn ông nhìn thấy nhau. Vậy nên cô bảo Trọng Cao phải trốn bên trong đống rơm ở sân sau. Phạm Lang vì muốn đốt rơm thành tro để bón phân cho cánh đồng, vô tình hỏa táng Trọng Cao.
Câu chuyện có kết thúc bi thảm khi Thị Nhi quyết định nhảy vào lửa để chết với Trọng Cao. Chứng kiến cái chết của vợ mình Phạm Lang cũng tự sát theo.
Khi linh hồn của họ bay lên thiên đàng, câu chuyện của họ làm Ngọc Hoàng cảm động. Chính vì thế Ngọc Hoàng đã phong cho họ danh hiệu “Thần Bếp”.
Giao cho Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn Thị Nhi trông coi việc chợ búa.
Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, họ sẽ trở về trời để báo cáo thường niên. Họ sẽ trở lại Trái đất vào đêm giao thừa, tiếp tục nhiệm vụ của mình cho đến hết năm.
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, người Việt quan niệm rằng ba vị thần Táo Quân sẽ định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ. Với mong muốn Thần Bếp sẽ báo cáo những điều tốt đến Ngọc Hoàng.
Đây là ngày Ngọc Hoàng sẽ trừng phạt hoặc thưởng cho chủ nhà dựa trên những gì ông Táo báo cáo. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, các hộ gia đình thường làm nghi lễ cúng Ông Táo một cách hoành tráng.
Ngày nay, cứ vào ngày 23 tháng 12, một tuần trước ngày lễ Tết truyền thống của người Việt. Người dân địa phương sẽ chuẩn bị một bộ ba mũ giấy vàng mã, một số quần áo, ba con cá chép vàng nhỏ.
Người dân cho rằng ba vị thần sẽ mang những vật phẩm này trở về chầu trời và báo cáo về những việc làm hàng năm của gia chủ với Ngọc Hoàng.
Do đó, mọi người thực hiện nghi lễ thờ cúng với hoa tươi, nhang, một số món ăn truyền thống và một mâm ngũ quả để thờ cúng các thần. Sau buổi lễ, các giấy vàng mã sẽ đem đi đốt, và cá chép được thả ra sông hoặc suối.
Hành động thả cá chép xuống nước có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì trong tâm trí của người Việt, “cá chép hóa rồng” hay “cá vượt vũ môn” mang ý nghĩa kiên định và sẵn sàng chấp nhận rủi ro và vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để có một cuộc sống tốt hơn.
Truyền thống cúng Ông Táo trở thành một nghi thức văn hóa phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù phong tục này đã được truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa.