Cách rặn đẻ và thở khi sinh con chi tiết nhất các mẹ nên tham khảo

bap
3548

Nhiều bà bầu đang mang thai lo lắng không thể chịu được sự đau đớn quá sức khi chuyển dạ sinh con. Theo các bác sĩ sản phụ khoa, cơn đau sẽ giảm rất nhiều nếu các mẹ bầu biết cách thở và rặn đẻ trong lúc sinh con đúng cách.

Cách rặn đẻ và thở khi sinh con chi tiết nhất các mẹ nên tham khảo

Chuyển dạ là một quá trình bởi vì thời gian chuyển dạ thường kéo dài từ 6 – 12 giờ ở người con rạ và thời gian này kéo dài tăng gấp đôi ở người mới sinh con lần đầu, nghĩa là từ 12 – 24 giờ tính từ khi xuất hiện cơn co tử cung chuyển dạ đầu tiên.

Lúc bắt đầu chuyển dạ thì cơn gò tử cung thường ngắn, kéo dài khoảng 10 đến 15 giây và tần số xuất hiện thường dài như 10 phút có một cơn co.

Các cơn co này thường gây đau nhẹ. Sau đó, càng gần đến lúc rặn sanh thì cơn co kéo dài hơn khoảng 15 – 20 giây rồi 20 – 30 giây, và lúc cơn co kéo dài khoảng 30 – 40 giây là lúc em bé sắp ra đời.

Sự xuất hiện các cơn co cũng thường xuyên hơn, 10 phút sẽ có 3 cơn co và khi 10 phút có hơn 3 cơn co và sản phụ đau bụng dữ dội là thời điểm rặn đã đến.

Như vậy, chúng ta thấy rằng cơn co tử cung mang tính chất chu kỳ, với mỗi một cơn gò tử cung thường có 3 thì: thì co, thì kéo dài và thì nghĩ.

Ở thì co, thai phụ thường cảm giác bụng cứng lên, cảm giác đau đớn tăng dần, đau đạt đỉnh điểm ở thì kéo dài, sau đó cảm giác đau sẻ giảm dần và không cảm thấy đau nữa ở thì nghĩ.

Khoảng cách giữa các cơn gò tử cung là thì nghĩ, đó là những thời điểm để thai phụ phục hồi sức lực, chuẩn bị tập trung vào thì co và thì kéo dài để chịu đau và rặn có hiệu quả.

Như vậy, đau rồi hết đau, rồi đau, rồi hết đau….lập đi lập lại cho đến khi em bé được sinh ra.

Ông bà ta thường nói “Đau như đau đẻ” để nói rằng là đẻ đau lắm! đau không gì bằng!. Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học, đã có phương pháp gây tê “Đẻ không đau”.

Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ nào cũng đều được đẻ không đau. Vì đẻ không đau chỉ thực hiện được ở những bệnh viện lớn có trang bị phương tiện gây mê hồi sức tốt và có đội ngũ bác sĩ gây mê rành nghề và cũng có những trường hợp thai phụ có chống chỉ định gây tê đẻ không đau như bệnh lý cột sống, cao huyết áp….

Và mặc dù đẻ không đau nhưng thai phụ vẫn cần biết cách thở và cách rặn sanh thì cuộc sanh mới tốt đẹp, mẹ tròn con vuông được.

Do đó, thai phụ cần biết cách thở và biết cách rặn có hiệu quả, không rặn sớm quá hay rặn không đúng sẽ làm cho cuộc chuyển dạ kéo dài gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con như: Bé bị ngạt trong bụng mẹ, mẹ bị mệt, tổn thương phức tạp đường sinh dục, chuyển dạ kéo dài gây băng huyết sau sanh…

Cách thở khi chuyển dạ được hướng dẫn như sau:

Dựa theo tính chất chu kỳ của cơn gò tử cung, sản phụ sẽ chú ý, tập trung vào hơi thở:

Khi bắt đầu cảm nhận đau, nghĩa là khi bắt đầu thì co, có cơn co xuất hiện thai phụ nên tập trung vào hơi thở để tập thở nhanh dần.

Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần ở thì kéo dài. Cảm nhận đau càng nhiều thì thở càng nhanh hơn.

Ở thì thở ra làm sao tạo được tiếng rít gần như tiếng rít, tiếng huýt sáo nhỏ. Đến khi cảm nhận bớt đau thì thở chậm lại và thở sâu hơn, tần suất nhịp thở giảm dần.

Ở thì nghĩ giữa các cơn co tử cung, thai phụ nên thở sâu và nhẹ nhàng bình thường để lấy lại năng lượng đã bị mất đi khi thở nhanh, nông ở thì co và tích trữ năng lượng cho lần thở của cơn đau kế tiếp…Nên thư giãn toàn thân là tốt nhất.

Khi bác sĩ cho phép được rặn, thai phụ nên tập rặn đúng cách thì mới có hiệu quả đẩy thai ra khỏi bụng mẹ và ống sinh dục được.

Rặn không hiệu quả, giai đọan xổ thai kéo dài sẽ làm mất sức người mẹ và em bé có thể bị ngạt ngay khi chưa kịp sinh ra.

Cách rặn đẻ được hướng dẫn như sau:

Cách rặn đẻ và thở khi sinh con chi tiết nhất các mẹ nên tham khảo

Khi cảm nhận được cơn co tử cung: bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thất sâu.

Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sanh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sanh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài.

Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi hết cảm thấy đau bụng nữa.

Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sanh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặt biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào.

Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

Ở người con so, cuộc rặn sanh như vậy thường kéo dài từ 30 – 40 phút chia thành nhiều đợt rặn. Sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 – 30 phút.

Thì xổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy. Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sanh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sanh xem như kết thúc.

Tuy nhiên, có một số trường hợp bé quá to, cân nặng bé quá lớn có thể gây khó khăn ở thì xổ vai, kẹt vai. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để đỡ em bé….

Có thể có một vài rắc rối, biến chứng khi kẹt vai nhưng thường thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé vì cơ thể nhỏ bé ấy rất kỳ diệu, khả năng hồi phục của bé rất nhanh và ít khi để lại biến chứng….

Chúc các bà mẹ vượt cạn an toàn, hạnh phúc, mẹ tròn con vuông như mong đợi!

Bác sĩ sản phụ khoa hướng dẫn cách thở rặn đẻ cho sản phụ qua 4 giai đoạn chuyển dạ

Cách rặn đẻ và thở khi sinh con chi tiết nhất các mẹ nên tham khảo

Điều phối hơi thở tốt sẽ giúp các sản phụ tránh được lo lắng về những cơn co thắt và cảm thấy ít đau đớn hơn. Hơi thở sẽ đưa oxy vào máu và tăng oxy cho con của bạn.

Điều này giúp cơ của bạn thức hiện các chức năng hiệu quả hơn. Biết thở đúng cách sẽ giúp bạn quên đi cơn đau. bạn hãy tập trung vào việc thở thay vì nghĩ về cơn đau.

Có một vài kĩ thuật hít thở khác nhau phù hợp cho từng giai đoạn đau đẻ. Tất cả những cơn co thắt khi rặn sẽ giảm đi nếu bạn hít thở đúng cách.

Giai đoạn 1: Thư giãn, hít qua mũi và thở ra bằng miệng. Hít vào lần nữa, nhưng lần này, khi bạn thở ra, cố gắng hít hết không khí ở trong phổi để lần thở ra này của bạn sẽ được dài và phổi của bạn hoàn toàn rỗng không khí. Điều này rất có ích vì chúng sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.

Giai đoạn 2: Khi bạn cảm thấy cơn co thắt bắt đầu tới, không ngừng hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng nhưng tăng nhịp thở nhanh lên một chút.

Cố gắng không hoàn toàn tống hết không khí ra khỏi phổi trước khi kịp hít vào. Tạo ra tiếng HI khi thở ra có thể giúp phần nào.

Giai đoạn 3: Khi bạn cảm thấy cơn co thắt đã qua, cố gắng hít thở chậm lại. Lại thở hết không khí ở phổi ra. Khi cơn co thắt lên tới đỉnh điểm, cố gắng hết sức hít vào thật nhanh và thổi ra như vây hơi thở của bạn sẽ nông hơn. Khi thở ra tạo ra âm thanh HU…HU…sẽ giúp bạn…

Giai đoạn 4: Nếu bạn không thể đẩy đứa bé ra hay cổ tử cung chưa thể giãn nở, nhưng bạn cảm thấy đang muốn rặn ra; hãy sử dụng kĩ thuật để tránh việc đẩy đứa bé ra.

Hãy hình dung một chiếc lông vũ hoặc một ngọn nến và thổi nhẹ làm sao để chiếc lông vũ bị đẩy qua đẩy lại hoặc ngọn nến vẫn sáng nhưng ngọn lửa bập bùng và rung rinh.

Phương pháp này có thể giúp bạn quên đi cảm giác muốn rặn đẻ. Cuối cùng, khi bạn đẩy đứa trẻ ra, hít vào sâu và khi thở ra thì hãy dùng cơ bụng để đẩy.

Quá trình chuyển dạ thông thường

Cách rặn đẻ và thở khi sinh con chi tiết nhất các mẹ nên tham khảo

Bắt đầu chuyển dạ

Khi bắt đầu chuyển dạ cũng là lúc bạn cần đến ngay cơ sở y tế (hoặc mời bác sĩ, bà đỡ đến nếu bạn sinh ở nhà). Vậy lúc nào bắt đầu chuyển dạ?

Dấu hiệu quan trọng nhất là đau bụng từng cơn tăng dần. Đó là khi tử cung bạn co bóp càng lúc càng thêm mạnh, các cơn co trở nên dài hơn, mạnh hơn, lặp lại nhanh hơn.

Một hiện tượng thường gặp nữa là âm đạo ra chất nhầy màu hồng. Đây chính là nút chất nhầy đóng kín cổ tử cung bạn trong những tháng mang thai. Khi chuyển dạ, nó rơi ra cùng vài giọt máu từ mao mạch cổ tử cung đang mở nên có màu hồng.

Nhiều bà mẹ vỡ ối khi chuyển dạ. Nếu vỡ ối, bạn thấy âm đạo ra nước, có thể nước ào ra nhiều, cũng có thể chỉ rỉ nước nhẹ nhàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy đau, mỏi nhừ vùng thắt lưng.

Thông thường, cuộc chuyển dạ đẻ kéo dài khoảng 5-18 giờ với con đầu, có thể nhanh hơn với con sau. Bạn trải qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cổ tử cung mỏng đi và mở ra

Giai đoạn này kéo dài vài tiếng. Tử cung bạn co bóp, khiến cổ tử cung mỏng đi và mở dần ra, cuối cùng đủ rộng cho đầu bé lọt (khoảng 10 cm). Đây thường là giai đoạn dài nhất và khó khăn nhất trong chuyển dạ.

Các cơn đau ban đầu ngắn và cách xa nhau, sau cùng lúc càng dài, càng liên tục. Lúc khó khăn nhất thường là cuối giai đoạn này, khi cơn đau chỉ hai, ba phút đã lặp lại, và kéo dài đến một phút hoặc hơn.

Ở bên trong, bé ép mạnh xuống, khiến bạn không chỉ đau bụng mà lưng dưới và tầng sinh môn cũng có thể đau tức. Dịch âm đạo ra nhiều. Chân bạn có thể đau, run rẩy.

Bạn có thể nóng hoặc rét, mệt bã người, buồn ngủ. Một số phụ nữ buồn nôn và nôn trong thời gian này.

Trong khi cổ tử cung đang mở, điều quan trọng là không được rặn. Nếu bạn rặn quá sớm, cổ tử cung có thể bị phù, bé sẽ khó ra.

Khi cảm thấy muốn rặn, bạn hãy há miệng để thở, nằm sấp chổng mông cho dễ chịu, đừng rặn. Hãy cố gắng một chút, mỗi cơn đau lại giúp bạn sớm nhìn thấy mặt con.

Khi mới bắt đầu chuyển dạ, chưa khó chịu nhiều, bạn hãy nói chuyện, thư giãn, đi lại cho dễ chịu. Bạn nên ăn cho có sức, nhưng hãy tránh đồ khó tiêu. Khi các cơn co trở nên liên tục, mãnh liệt, dứt mỗi cơn bạn hãy thở sâu để lấy bình tĩnh và tiếp nhận thêm ôxy.

Bạn cần đi tiểu thường xuyên (dù không mót), đừng để bàng quang đầy sẽ cản đường em bé. Nếu đã vỡ ối, bạn nhớ đừng cho gì vào trong âm đạo để tránh nhiễm khuẩn.

Giai đoạn 2: Rặn đẻ

Khi thấy cổ tử cung mở trọn vẹn, cán bộ y tế hoặc bà đỡ sẽ nói bạn bắt đầu rặn đẻ. Tại các cơ sở y tế hiện nay, phụ nữ sinh nở ở tư thế nằm ngửa trên bàn đẻ. Cũng có một số tư thế khác giúp người mẹ rặn đẻ dễ dàng hơn như quỳ hoặc ngồi tựa vào người khác, nhưng ở nước ta còn chưa phổ biến.

Nếu là con đầu, giai đoạn này kéo dài khoảng một tiếng. Cơn sau thì nhanh hơn. Cơn co tử cung lúc này đều đặn, mạnh nhưng thường không đau nhiều như khi trước.

Mỗi cơn co bạn lại muốn rặn. Hãy rặn mạnh và đều. Hãy kêu rên nếu muốn. Sau mỗi cơn co, bạn hãy nghỉ và thư giãn để lấy sức. Cán bộ y tế hoặc bà đỡ giúp và hướng dẫn bạn.

Một số phụ nữ khi rặn đẻ có tiểu tiện hoặc đại tiện một chút (nếu ruột và bàng quang căng). Điều đó là tự nhiên, nếu có xảy ra bạn đừng ngại ngùng gì cả.

Đầu bé từ trong tử cung di chuyển dần ra âm đạo. Mỗi cơn co và rặn, bé nhích thêm một chút. Khi bé ra gần đến cửa âm đạo, bạn có thể sẽ phải chờ cửa âm đạo giãn.

Vài cú rặn mạnh nữa, đầu bé chui ra ngoài, rồi đến cả thân người. Bác sĩ hoặc bà đỡ hút nhớt, lau sạch người bé, kẹp và cắt rốn. Bé cất tiếng khóc chào đời.

Giai đoạn 3: Sổ rau

Sau khi bé ra đời, tử cung bạn còn co bóp, rau bong ra khỏi thành tử cung và được đẩy ra âm đạo. Nhiều phụ nữ cho biết lúc này không cảm thấy tử cung co hay đau nữa, hoặc chỉ đau ngâm ngẩm như khi hành kinh.

Bạn rặn tiếp để đẩy rau ra ngoài. Cán bộ y tế nhẹ nhàng đỡ rau ra. Nếu rau bong không hoàn toàn, cán bộ y tế sẽ can thiệp để lấy hết rau ra cho bạn.

Vậy là bạn đã hoàn thành một sứ mệnh cao cả. Chúc mừng gia đình bạn có thêm một thành viên mới đáng yêu.

Cách rút ngắn thời gian đau đẻ

Cách rặn đẻ và thở khi sinh con chi tiết nhất các mẹ nên tham khảo

1. Uống nước lá tía tô (Quan trọng nhất khi cuộc chuyển dạ bắt đầu nhé )

Tía tô không đơn thuần chỉ là một loại rau thơm ăn hằng ngày mà còn là một vị thuốc quý. Đối với mẹ bầu, khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, các mẹ nên nhờ người nhà nấu ngay cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường).

Nhớ là nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít.

Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thôi nhé.

2. Ăn rau húng quế

Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể thêm loại rau thơm này vào bữa ăn hàng ngày. Rau húng quế cũng có tác dụng giúp bà bầu những tuần cuối dễ dàng sinh nở hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn lại giúp mẹ bầu vượt qua “hành trình đau đớn” một cách nhanh chóng.

3. Uống nước dừa nóng

Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng.
Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Quá trình sinh sớm hoàn tất, lúc ấy mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ kéo dài hành hạ nữa rồi.

4. Kích thích “nhũ hoa”

Kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh và chị em bầu sẽ dễ dàng sinh nở hơn. Đây là phương cách phổ biến và hữu hiệu trong quá trình lâm bồn mà các chị em nên áp dụng.

5. Thở và rặn đẻ theo hướng dẫn của bác sĩ

Thở và rặn đẻ đúng cách khi sinh sẽ giúp cuộc chuyển dạ dễ dàng và nhanh hơn nhiều đấy các mẹ ạ. Theo kinh nghiệm, khi chuyển dạ bạn hãy cố gắng thở đều đặn, hít sâu mỗi khi đau và thở ra, cố gắng không la hét, vì càng la hét rên rỉ thì tinh thần mình càng xuống và cơn đau càng nổi bật hơn thôi.

Cố gắng nghĩ tới lúc nhìn thấy con, nghĩ tới những chuyện vui và giữ việc hít sâu thở ra đều đặn, như vậy mới có ích trong quá trình đau đẻ.

Tóm lại, để không bị bỡ ngỡ khi lên bàn đẻ sinh thường, các chuyên gia luôn khuyên chị em bầu cần chuẩn bị vững tâm lý cũng như kiến thức sinh nở, kiến thức về thở và rặn đẻ hiệu quả.

Những ông chồng muốn được có mặt trong phòng sinh cùng vợ cũng nên tham khảo kỹ lưỡng kiến thức về chuyện sinh nở để có thể giúp vợ được tốt nhất.

Tags: cách thở và rặn đẻ đúng cách, cham soc suc khoe thai nhi, sinh con, Sức khỏe mang thai,

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

1448
Theo một nguyên cứu tại bệnh viện Từ Vũ thì hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm sau sinh con là 12,5%. Còn tại Mỹ cứ 7...

Tử vong sau sinh ở mẹ bầu và những nguyên nhân hàng đầu

2511
Theo thống kê, cứ mỗi một năm có khoảng 529.000 sản phụ tử vong sau sinh trên toàn thế giới. Như vậy, trung bình cứ một phút trôi qua...

Hiện tượng vỡ nước ối như thế nào đối với mẹ bầu?

2793
Khi bạn bị vỡ nước ối, có nghĩa là túi ối của bạn đã vỡ và quá trình chuyển dạ sắp xảy ra. Nhưng thật sự hiện tượng vỡ...

Giỏ chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé, mẹ kiểm tra xem có thiếu món nào không.

1694
Vào giai đoạn cuối thai kỳ mẹ nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết cũng như các giấy tờ quan trọng, gói gọn chỉ trong một giỏ nhỏ...