Cách bảo quản sữa mẹ và cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

bap
1372

Trong sữa mẹ chứa nhiều đạm cùng nhiều chất dinh dưỡng khác giúp bé dễ hấp thu và phát triển khỏe mạnh đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy nếu để sữa ngoài môi trường quá lâu, khi bé uống vào có thể bị tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do đó bạn cần phải biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách và đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của sữa, để bạn có thể duy trì cho trẻ uống sữa mẹ khi bạn vắng nhà hoặc chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ. 

1. Cách vắt sữa mẹ để lưu trữ

Sữa mẹ sau khi vắt nên được bảo quản trong loại túi nhựa có thể bịt kín, bình thủy tinh hoặc bình nhựa chuyên dụng. Hiện nay trên thị trường có loại túi dùng một lần với vạch đo, phần ghi ngày tháng rất tiện dụng và đảm bảo vệ sinh. 

Trước khi vắt sữa phải chú ý vệ sinh sạch sẽ: dụng cụ đựng sữa, hút sữa, tay và bầu vú mẹ.

"<yoastmark

Sữa sau khi vắt, bạn nên chia nhỏ lượng sữa phù hợp theo lượng con bú mỗi đợt, rồi đem đi bảo quản nhằm tránh lãng phí. Để tiện cho việc theo dõi và quản lý, mẹ nên ghi ngày vắt sữa và đánh số thứ tự sử dụng.

Sữa mẹ sau khi vắt tốt nhất nên cho vào ngăn mát trước, nếu muốn trữ đông thì mới chuyển lên ngăn đá, vừa bảo quản tốt vừa tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Sữa vừa mới vắt không nên cho vào túi sữa trữ đông lưu trữ chung lại với nhau.

2. Cách bảo quản sữa mẹ

cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Nguồn: Wedsosanh.com

  • Với nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C) sữa mẹ để được tối đa 6 giờ, nhiệt độ phòng quá 26 độ C sữa mẹ chỉ để được 1 giờ.
  • Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C (đặt xa những thực phẩm chưa chín) có thể an toàn trong 2 ngày.
  • Sữa mẹ bảo quản an toàn trong tủ đông từ 3 – 6 tháng, nhưng nên sử dụng trước 4 tháng.

3. Sử dụng sữa mẹ trong vài giờ sau khi vắt

Sữa mẹ được hút ra cho bé sử dụng trong vài giờ có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc bảo quản nhiệt độ phòng. Khi để sữa trong chai, sữa sẽ xuất hiện tình trạng tách lớp, mẹ nên lắc nhẹ để sữa đồng đều và hâm nóng sữa trước khi cho bé sử dụng. Nên bỏ phần sữa thừa khi bé không bú hết, vì khi cho bé sử dụng lại dễ bị nhiễm khuẩn.

4. Sử dụng sữa sau khi rã đông 

Sữa mẹ cần được hạ nhiệt độ từ từ vì thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho sữa biến chất. Từ trên ngăn đông cho xuống ngăn mát rã đông, sữa về thể lỏng mới mang bỏ ra ngoài giảm lạnh, sau đó sử dụng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm sữa trong nước ấm ở 40 độ C.

Các mẹ không sử dụng lò vi sóng để rã đông, hâm nóng sữa vì các thành phần dinh dưỡng và kháng thể trong sữa sẽ bị phá hủy bởi nhiệt độ quá cao (lưu ý tuyệt đối không đun sôi sữa mẹ).

Khi đã mang sữa ra khỏi tủ đông và rã đông thì không nên cấp đông lại. Nếu chưa cho bé uống liền thì cho sâu vào tủ mát để bảo quản, không để ở cửa tủ lạnh vì nhiệt độ không đảm bảo. Sữa sau khi rã đông và hâm nóng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 giờ.

Sữa trữ đông quá hạn sử dụng mẹ không được cho trẻ dùng vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh bên ngoài rất dễ làm ảnh hưởng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

5. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

5.1 Sữa mẹ rã đông có mùi chua

cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra

Nhận biết sữa mẹ đã hỏng và cách bảo quản sữa mẹ đúng. Nguồn: loisuamommy.com

Sữa mẹ thường có màu trắng ngà, mùi thơm dễ chịu, không chua. Do vậy, khi bạn mở bình hoặc túi trữ sữa ngửi thấy mùi chua khó chịu, không được thơm dịu thì chắc chắn sữa mẹ đã bị hỏng.

5.2 Sữa mẹ bị nổi váng 

Trong thành phần của sữa mẹ có chứa hàm lượng chất béo nên việc sữa nổi váng là điều bình thường. Tuy nhiên khi lắc đều thấy lớp váng hòa cùng với sữa nghĩa là chất lượng sữa vẫn còn tốt.

Ngược lại, nếu thấy váng trôi nổi trên bờ mặt sau khi lắc vẫn tách biệt hẳn với lớp sữa, thì nên loại bỏ không cho trẻ sử dụng nữa.

5.3 Sữa mẹ có mùi vị lạ

Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng sữa mẹ bằng mắt thường hoặc dùng mũi để ngửi, các mẹ có thể nhận biết sữa mẹ bị hư bằng cách nếm thử.

Sữa mẹ có vị nhạt, béo tự nhiên, thêm một chút xíu vị mặn và có mùi thơm đặc trưng, nếu nếm thấy có vị khác lạ như: vị tanh, chua, mùi hôi nồng khó chịu…thì có thể dinh dưỡng trong sữa không còn đảm bảo.

5.4 Trẻ có biểu hiện lạ khi bú sữa mẹ

Trẻ luôn có vị giác rất nhạy cảm, khi mẹ rã đông và hâm nóng sữa cho bé bú, nếu bé chỉ bú một ngụm nhỏ sau đó quấy khóc không chịu bú tiếp thì rất có thể vị sữa có vấn đề mẹ không nên tiếp tục ép bé bú.

5.5 Sữa đã quá thời gian bảo quản

Nếu sữa chưa có biểu hiện gì là đã hỏng, nhưng đã quá thời gian bảo quản thì mẹ đừng nên tiếc của mà hãy sẵn sàng loại bỏ và lưu trữ lại những túi sữa mới.

Dayconkieunhat.vn xin chia sẻ với các mẹ cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, hy vọng giúp ích được cho các bạn. Mong các bạn duy trì và bảo quản được nguồn dinh dưỡng quý báu cho con, luôn luôn đề cao việc nuôi con bằng sữa mẹ, biết trân quý và giữ gìn những giọt sữa cho con mình. Chúc các bạn thành công!

Tags: nuôi con bằng sữa mẹ, sữa mẹ, vấn đề về sữa mẹ,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Món ăn giúp sữa mẹ ào về, bé bú hoài không hết

2320
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, nên các mẹ rất mong muốn có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên để nguồn...

Những lý do nên nuôi con bằng sữa mẹ

3098
Nhiều người quan niệm rằng, sữa bột sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Bởi sữa bột được sản xuất theo công thức và được...

Sữa mẹ bầu khi nào nên dùng?

3633
Khi mang thai, các bà bầu thường gặp phải tình trạng ốm nghén, không thể ăn uống được nhiều vì vậy nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi...

Mách mẹ cách gọi sữa mẹ về nhanh chóng chỉ sau 2 ngày.

4250
Sau khi sinh con, mấy ngày nằm viện mình vẫn cho con bú mẹ nhưng sữa không nhiều, nhưng trộm vía bé vẫn chịu ti mẹ, và mình vẫn...