Mách mẹ các mốc phát triển ngôn ngữ đặc biệt của trẻ từ 0-3 tuổi

bap
3687

Mốc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ để nhận biết mức độ biết nói nhanh hay chậm của trẻ.

Ba năm đầu tiên là thời gian cho một đứa trẻ bắt đầu tìm hiểu làm thế nào để nói chuyện với những người khác. Đây cũng là mốc thời gian khi một đứa trẻ tích lũy vốn từ khi nó quan sát các đoạn hội thoại của mọi người xung quanh.

Từ 18-24 tháng tuổi, bé có thể tự mình nói được những từ và câu đơn giản. Theo thời gian, não trẻ càng phát triển, vốn từ vựng bé tiếp thu được cũng nhiều hơn. Nếu một em bé được sinh ra trong một gia đình song ngữ thì nhận thức sẽ được diễn ra cùng một lúc.

Dưới đây là các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ, các mẹ có thể dựa vào đó để nhận biết mức độ phát triển nhanh hay chậm của con.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi

Ba năm đầu tiên là thời gian cho một đứa trẻ bắt đầu tìm hiểu làm thế nào để nói chuyện với những người khác.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong thời kỳ mang thai

Nhiều nhà khoa học cho rằng nhận thức về ngôn ngữ của trẻ bắt đầu ngay khi còn trong bụng mẹ. Bên trong cơ thể của mẹ, trẻ có thể làm quen với nhịp đập của trái tim và giọng nói của mẹ; hơn nữa bé cũng có thể cảm nhận và phân biệt được những tiếng nói khác.

Ngay từ trong quá trình mang thai vào những tháng cuối thai kỳ này, các bé đã bắt đầu ghi nhận và ghi nhớ thông tin chứ không chờ đến khi được sinh ra. Quá trình học hỏi diễn ra một cách thật tự nhiên từ những âm thanh bé nghe được, mà gần gũi và thường xuyên nhất là giọng nói của mẹ – đặc biệt khi giọng nói của mẹ luôn phát ra kèm với những chuyển động mà bé cũng có thể cảm nhận được. Việc học hỏi trong bụng mẹ hiệu quả đến nỗi chỉ vài giờ sau khi sinh ra, bé đã có thể phân biệt được tiếng mẹ đẻ với tiếng nước ngoài.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 0-3 tháng tuổi

Trong khoảng thời gian này em bé của bạn giao tiếp liên tục nhưng không phải bằng lời nói. Khả năng giao tiếp sẽ phát triển một cách tuần tự và các kỹ năng nâng cao sẽ được xây dựng trên một nền tảng cơ bản.

Những tiếng khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ. Nếu bé hét lên, đồng nghĩa với việc con muốn báo với mẹ rằng con cảm thấy đói; nếu phát ra những tiếng rên rỉ tức là bé cảm thấy khó chịu và muốn thay tã.

Trẻ trong giai đoạn này có thể học cách chú ý khi nghe mẹ hoặc mọi người xung quanh nói chuyên, chúng sẽ cười khi nghe thấy giọng mẹ. Thực tế, trẻ dường như nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi nghe thấy tiếng vỗ về từ mẹ. Trẻ dưới 3 tháng tuổi cũng sẽ ngừng mọi hoạt động và tập trung chú ý gần hơn tới những âm thanh không quen thuộc.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ của bé ở giai đoạn này còn được thể hiện khi bé giật mình với tiếng động bất ngờ, bắt đầu phát âm để thể hiện sự thích thú.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người.

Bé cũng có thể nói với yêu cầu và mong muốn của mình bằng cách sử dụng âm thanh và cử chỉ. Con sẽ tạo ra những tiếng ồn để thu hút sự chú ý của mẹ.

Ngoài ra, bé cũng phát âm để phản xạ khi nghe hát, để thể hiện sự vui thích, phân biệt được giọng nói tức giận hay trìu mến, ngừng khóc khi nghe có giọng nói.

Trẻ từ 7-12 tháng tuổi

Tại thời điểm này, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”…. Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên. Tuy nhiên, bé không nhận thức được rằng mình đang kêu gọi cha mẹ một cách đáng yêu cho đến khi 1 tuổi. Mặc dù, bé không nhận thức được những gì mình nói, nhưng bé có thể cảm nhận được tên gọi của mình khi có người gọi.

Trẻ cũng có phản ứng khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại hay tiếng gõ cửa; biết dùng cử chỉ và ngôn ngữ để diễn đạt như lắc đầu để nói “không”; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự; đưa đồ chơi cho người lớn khi nghe yêu cầu; làm theo một mệnh lệnh đơn giản như “đặt nó xuống”; thể hiện hiểu các yêu cầu nghe được bằng cử chỉ của đầu, cơ thể; bắt đầu nhận ra vật, hình ảnh qua gọi tên

Mẹ cần phải trở thành một người hỗ trợ tinh thần cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng những câu chuyện, thường xuyên nói chuyện và hát cho bé. Bởi vì, đây là một giai đoạn rất quan trọng khi bé cố gắng bắt chước người lớn nói chuyện, ngay cả khi mẹ không biết những gì con nói.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi

Mẹ cần phải trở thành một người hỗ trợ tinh thần cho sự phát triển ngôn ngữ của bé bằng những câu chuyện, thường xuyên nói chuyện và hát cho bé. (Ảnh minh họa)

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 13-18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, bé có thể nhận biết được các thành viên trong gia đình; hiểu các khái niệm “trong và ngoài”, “tắt và mở”; chỉ vào một vài bộ phận trên cơ thể khi được hỏi; phản ứng bằng từ ngữ hoặc cử chỉ với những câu hỏi đơn giản như “ở đâu?”, “Cái gì?”.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 19-24 tháng tuổi

Ngoài ra, trẻ còn có thể chỉ vào tranh bằng một ngón tay; dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp…

Vốn từ vựng của trẻ trong giai đoạn này cũng nhiều thêm đáng kể. Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con…”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ. Tại thời điểm này, trẻ đã nêu được cái mình thích và không thích bằng một cách đơn giản và ngắn gọn.

Trẻ từ 25-36 tháng tuổi

Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Điều ngạc nhiên là bé có thể kiểm soát các ngữ điệu trong các cuộc trò chuyện và kết nối từ để có một câu hoàn chỉnh như “Con muốn uống”. Bé biết dùng danh từ riêng: con, mẹ, bác, cô, dì…; bắt đầu gọi tên màu cơ bản; lặp lại 2 số đếm, lặp lại các từ, các cụm từ; đọc được những bài thơ, bài hát yêu thích, nói được câu phủ định.

Ở giai đoạn 3 tuổi, bé có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.

Việc nắm được các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ là một điều vô cùng hữu ích, giúp các bậc cha mẹ có những định hướng và phương pháp giáo dục ngôn ngữ phù hợp cho trẻ ngay từ nhỏ.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên hiểu rằng tất cả các cột mốc đều chỉ mang tính tương đối, không phải đứa trẻ nào cũng phải phát triển chính xác đúng theo những chuẩn mực chung. Mỗi đứa trẻ có thể sẽ đạt được các kỹ năng khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong một phạm vi nhất định.

(Theo Khám phá)

Tags: bé 3 tuổi, bé học ngôn ngữ, các mốc phát triển ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Việc đánh răng vẫn chưa thể đảm bảo cho...
Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Top 5 sản phẩm kem dưỡng da cho bà bầu hiệu quả nhất năm 2021

Trong giai đoạn mang thai các bà bầu thường...
Review sữa non colostrum có tốt cho bé không?

Review sữa non colostrum có tốt cho bé không?

Trong những năm tháng đầu đời việc cung cấp...
Bình sữa rảnh tay là gì? Những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Bình sữa rảnh tay là gì? Những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Gần đây, nhiều mẹ bỉm sữa hay hỏi mình...

Được quan tâm nhất

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập...
Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu...
Làm gì khi trẻ nói dối?

Làm gì khi trẻ nói dối?

Hầu hết trẻ nói dối ở một vài thời...

Bài mới nhất

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Các giai đoạn phát triển của trẻ phụ huynh cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển và biến đổi...
Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Một số dạng toán tư duy cho trẻ mầm non thường gặp

Độ tuổi mầm non là giai đoạn vàng để...
Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp giáo dục sớm Montessori và những điều cần biết

Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ...
Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động kích thích phát triển trí thông minh cho trẻ

Trò chơi vận động ngoài trời giúp thỏa mãn...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

10 “bí quyết vàng” giúp bé phát triển trí thông minh

7468
Không phải cứ bố mẹ giỏi giang là sinh ra trẻ thông minh. Bởi trí tuệ của bé không chỉ được di truyền từ bố mẹ, nó còn phụ...

15 dấu hiệu đặc biệt của trẻ sơ sinh chứng tỏ bé vẫn phát triển bình thường

3384
Theo những nghiên cứu gần đây trẻ sơ sinh phản ứng rất nhanh với các tiếp xúc ngoài da. Điều này kích thích sự sản sinh các hoocmon tăng...

8 đặc điểm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi bạn nên biết

12471
Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi là một trong những điều cần thiết cho bộ não của bé. Một đứa trẻ thông minh là...

Cách dạy con của người Nhật dạy trẻ từ 0 đến 12 tuổi

9602
Nếu bạn từng thích thú với những show truyền hình dành cho trẻ em tại Nhật Bản, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với cách dạy con của người...