Khi mang thai, các mẹ thường đi khám thường xuyên để theo dõi tuần tuổi thai nhi để xem bé có lớn hơn không, chiều cao thế nào, cần nặng ra sao,… Rồi lại lo lắng với ngần ấy tuần tuổi thì nặng từng đó kg đã được hay chưa, như thế con có béo quá không hay ốm quá không? Các mẹ cứ lo mãi mà không ai giải đáp giúp thì gây nên trầm cảm mất thôi.
Dưới đây là bảng cân nặng tiêu chuẩn cho thai nhi theo từng tuần tuổi, hy vọng sẽ giúp các mẹ bớt lo lắng hơn, trộm vía để con khỏe mạnh, cứng cáp hơn.
Các mẹ theo dõi bảng và tính như thế này nhé:
Lưu ý đây là bảng cân nặng được tính trung bình ở các trẻ nên nếu con nhẹ hơn hoặc nặng hơn một chút thì các mẹ cùng đừng quá lo lắng nhé!
Tuổi thai (tuần) | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 g |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 g |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 g |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 g |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 g |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 g |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 g |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 g |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 g |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 g |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 g |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 g |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 g |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 g |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 g |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 g |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 g |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 g |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 g |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 g |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 g |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 g |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 g |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 g |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 g |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 g |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 g |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 g |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 g |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 g |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 g |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 g |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 g |
1. Nếu thai nhi phát triển lớn hơn mức tiêu chuẩn thì như thế nào?
Việc thai nhi phát triển vượt bậc về chiều cao so với mức trung bình trên 3cm là điều không hẳn tốt. Những lúc như thế này các bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân để xem vì đâu thai nhi lại phát triển nhanh đến như vậy.
Việc tuần tuổi thai nhi vượt quá mức cân nặng cho phép có thể khiến mẹ mắc phải một vài căn bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa, nguy cơ mắc bệnh ung thư… và thai nhi quá lớn cũng gây khó khăn cho các mẹ trong qúa trình trở dạ và sinh con. Chính vì vậy các mẹ cần theo dõi cân nặng của con sát sao.
2. Vậy nếu thai nhi phát triển kém hơn so với mức tiêu chuẩn thì sao?
Thai nhi quá lớn gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thai nhi nhỏ hơn mức tiêu chuẩn 3cm cũng rất không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Khi phát hiện trường hợp này các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân để xem chức năng nhau thai có tốt không, dây rốn có vấn đề gì hay không, xem mẹ có cung cấp đủ chất dinh dưỡng hay không,… để từ đó đưa ra phương pháp giúp mẹ điều chỉnh lại cho phù hợp.
3. Mức tăng cân tiêu chuẩn cho mẹ bầu.
Mức cân nặng phù hợp cho mẹ bầu sẽ được tính theo chỉ số BMI:
BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
Các mẹ có chỉ số BMI dao động từ 18,5 – 24,9 thì nên tăng 9-12kg trong suốt thai kỳ. Các mẹ chia đều mức tăng như thế này:
– Đối với mẹ mang thai đôi, mức tăng cân có thể dao động từ 16 – 20kg.
– Đối với những mẹ bầu thừa cân thì mức tăng ít hơn, khoảng 1kg/thai kì thứ nhất và những tuần sau đó chỉ nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần.
– Đối với mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và khoảng 500 – 600g/mỗi tuần sau đó.
Dựa vào mức tăng cân các mẹ hãy ăn uống điều đọ và bổ sung dinh dưỡng tốt hơn để có thể có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo mức cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn cho con yêu.
Có thể các mẹ quan tâm: 25 loại thực phẩm bà bầu tuyệt đối nên tránh khi mang thai
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)