10 điều bạn nên làm trước khi mang thai.

Huế
2183

Hiện nay việc có con rất khó khăn với nhiều cặp đôi. Nguyên nhân thì khá nhiều, nhưng sai lầm lớn nhất của các cặp đôi vẫn là vội vàng có con mà không chuẩn bị.

Bài viết sau đây sẽ đưa ra 10 điều nên làm trước mang thai, để các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và một em bé khỏe mạnh.

1. Kiểm tra sức khỏe là điều nên làm trước mang thai

Đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi có ý định sinh con. Bác sĩ sẽ cho hai bạn biết tình trạng sức khỏe hiện tại của hai bạn, tiểu sử bệnh tật của gia đình có ảnh hưởng đến việc sinh con không? Những loại thuốc bạn đang uống có ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh con hay không? Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên nên bổ sung các thực phẩm chức năng , nguồn dinh dưỡng nào trong khi mang thai, đồng thời tư vấn cho bạn không nên uống những loại thuốc cũng như nguồn bổ sung nào.

Bác sĩ cũng sẽ nói về chế độ ăn uống, cân nặng, luyện tập và những thói quen không tốt bạn cần bỏ trong khi mang thai (như là hút thuốc, uống rượu và các loại thuốc có hại). Bác sĩ cũng giới thiệu cho bạn những loại vitamin và sẽ cập nhật cho bạn lịch tiêm chủng, đồng thời kiểm tra xem bạn đã miễn dịch với các bệnh như đậu mùa, và rubella hay chưa và trả lời tất cả các thắc mắc của bạn.

Thêm vào đó, bác sĩ cũng sẽ đề nghị bạn làm kiểm tra huyết áp, tiểu đường, hen suyễn nếu bạn đang mắc những căn bệnh này để có những kiểm soát trước khi mang thai.

2. Kiểm tra sàng lọc gen

Bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra gen trước khi bạn bắt đầu thụ thai để xem hai bạn có ai mang gen di truyền của những bệnh di truyền như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm và một số bệnh khác hay không. Nếu cả hai bạn đều mang gen di truyền thì em bé sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Sau khi kiểm tra sàng lọc gen, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên về lựa chọn sinh sản. Đây là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để có một em bé khỏe mạnh. Kiểm tra sàng lọc gen được tiến hành với việc xét nghiệm nước bọt và máu của bạn.

3. Uống axit folic

Bổ sung axit folic rất quan trọng trước khi mang thai. Bạn nên uống ít nhất là 400 micrograms (mcg) một ngày trong vòng một tháng trước khi thụ thai và trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Khi bổ sung đầy đủ axit folic có nghĩa là em bé của bạn có thể tránh khỏi nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống lên đến 50-70%. Uống đầy đủ axit folic cũng giúp ngăn chặn một vài dị tật bẩm sinh.

Bạn có thể mua axit folic ở các hiệu thuốc. Hoặc bạn có thể uống hỗn hợp đa vitamin cho phụ nữ mang thai nhưng nhớ kiểm tra xem những loại vitamin này đã chứa đủ 400 mcg axit folic hay chưa.

Trước khi mua những loại đa vitamin này, bạn cần chắc chắn rằng, chúng không chứa nhiều hơn 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A, vì nhiều vitamin A sẽ chuyển hóa sang dạng beta-carotene là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh.

Nếu bạn không chắc thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống.

4. Bỏ rượu, bia

Từ chối rượu bia nếu bạn đang muốn có con

Không uống rượu bia là điều nên làm trước mang thai các cặp đôi phải nhớ.

Nếu bạn hút thuốc, thì đây là thời điểm để bạn chấm dứt thói quen này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non và sinh trẻ nhẹ cân.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hút thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và giảm số lượng tinh trùng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hít khói thuốc thụ động có thể giảm khả năng mang thai.

Uống rượu, bia ở mức độ vừa phải (một ly một ngày đối với phụ nữ) được cho là tốt trong thời gian bạn đang cố gắng thụ thai, nhưng bạn cũng không nên uống quá mức vào thời điểm này.

Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh lại, không uống rượu trong khi mang thai vẫn là cách tốt nhất vì không ai biết chính xác bao nhiêu rượu là đủ, thai nhi rất khó tính, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Rất khó để chấm dứt các thói quen xấu, vì vậy, đừng do dự, mà hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được lời khuyên và sự giúp đỡ tốt nhất.

5. Luôn lấp đầy tủ lạnh với những thức ăn dinh dưỡng.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nếu bạn đang muốn có con

Bạn vẫn chưa ăn cho hai người vào thời điểm này, nhưng bạn nên bắt đầu thói quen ăn những thức ăn dinh dưỡng, như vậy thì cơ thể của bạn mới có đủ chất cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Cố gắng ăn ít nhất 2 cốc trái cây và 2 ½ cốc rau quả mỗi ngày, bạn cũng cần cung cấp thêm ngũ cốc và các loại thức ăn chứa nhiều canxi, như sữa, nước ép cam và sữa chua. Ăn nhiều thức ăn chứa protein như đậu, các loại hạt, những sản phẩm từ đậu nành, thịt và gia cầm.

6. Cẩn thận với các chất kích thích

Không ai biết được uống bao nhiêu chất kích thích là an toàn trong khi mang thai, nhưng các chuyên gia cho rằng phụ nữ mang thai hoặc những ai đang cố gắng thụ thai thì không nên uống nhiều chất kích thích. Quá nhiều chất kích thích sẽ dẫn đến nguy cơ sẩy thai.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế chất kích thích xuống còn 200 milligrams một ngày.

7. Duy trì cân nặng khỏe mạnh.

Bạn sẽ dễ thụ thai hơn nếu bạn có cân nặng khỏe mạnh. Người có chỉ số cân nặng quá thấp hoặc quá cao sẽ khó mang thai.

Cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh bởi vì phụ nữ thừa cân thường gặp phải nhiều biến chứng trong khi mang thai hoặc trong khi sinh con và phụ nữ nhẹ cân thường sinh trẻ nhẹ cân.

8. Chú ý đến các loại cá mà bạn ăn hằng ngày.

Nếu bạn thích ăn cá, thì hãy bắt đầu chú ý đến lượng cá bạn ăn mỗi ngày. Cá là nguồn cung cấp nhiều axit béo omega-3 (rất quan trọng cho sự phát triển mắt và não bộ của thai nhi), ngoài ra nó còn cung cấp protein, vitamin D, và các nguồn sinh dưỡng khác, tuy nhiên cá cũng chứa nhiều thủy ngân có hại.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng phụ nữ mang thai nên ăn cá và tốt nhất là nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao và tránh loại cá nào cũng ăn. FDA khuyên rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở không nên ăn nhiều cá thu, cá ngừ trắng đóng hộp mỗi tuần.

Bạn cũng nên tránh ăn các loại cá được đánh bắt từ nguồn nước địa phương nếu vì chúng ta không biết được mức độ ô nhiễm ở đó.

9. Tập thể dục thường xuyên

Lên kế hoạch và theo sát kế hoạch tập thể dục đó, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh khi mang thai. Bạn chỉ cần tập những bài tập thể dục vừa sức trong vòng 30 phút một ngày như đi bộ, đi xe đạp.

Để tăng khả năng sinh sản, hãy thử tập yoga. Khi bạn đã mang thai, bạn vẫn có thể tập thể dục và yoga. Nhưng nếu bạn gặp nhiều biến chứng thai kỳ, bạn không nên tập thể dục và yoga quá nhiều.

Nếu bạn không có thời gian đi đến các phòng tập, bạn có thể đi bộ 10-20 phút một ngày hoặc đi cầu thang thay vì đi thang máy khi đến công ty.

10. Khám nha khoa – điều nên làm trước mang thai.

Khi bạn chuẩn bị mang thai, đừng quên kiểm tra sức khỏe răng miệng. Sự thay đổi hormone trong khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị bệnh về răng, nướu. Hàm lượng progesterone và estrogen cao có thể khiến cho các nướu răng phản ứng khác nhau đối với vi khuẩn trong mảng bám, dẫn đến sưng nướu, đỏ, dễ bị chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải.

Nếu các bạn có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn. Chúc các bạn sức khỏe!

Tags: chế độ dinh dưỡng khi mang thai, chuẩn bị mang thai, mang thai,

Tính ngày trứng rụng

Vui lòng chọn ngày bắt đầu(*)

Vui lòng chọn chu kỳ(*)

Review

Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Top 6 thương hiệu sữa bầu tốt nhất cho các mẹ

Sữa bầu rất cần thiêt cho phụ nữ khi...
Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? Chắc...
[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

[Review] Top 5 thuốc sắt cho bà bầu tốt nhất hiện nay

Thuốc sắt đóng vai trò quan trọng đối với...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

13 việc các ông bố phải làm khi vợ mang thai

2063
Sinh con là niềm hạnh phúc mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn. Vậy nhưng để trải qua 9 tháng 10 ngày đâu phải là...

10 Loại thực phẩm hàng đầu chữa ốm nghén cho bà bầu

2587
Mỗi khi mang thai bạn sợ nhất là những cơn ốm nghén cứ kéo đến dồn dập khiến bạn mệt mỏi, không thể ăn uống. Biết những điều bạn...

3 điều quan trọng cho kế hoạch sinh con các ông chồng không được quên

2417
Sinh con là chuyện của hai vợ chồng, chứ không phải em bé nằm trong bụng mẹ thì bố hoàn toàn “vô lo”. Để chuẩn bị cho kế hoạch sinh...

16 dấu hiệu có thai chưa cần dùng que thử cũng biết được

1964
Khi thấy chậm ngày kinh, lại lờ mờ nhận ra những đổi khác trong cơ thể, hẳn là chúng ta đều ngờ ngợ “liệu có phải mình có thai...