Các bố mẹ Việt thường có tâm lí khi cho trẻ học là trẻ chỉ được phép tập trung học và khi cho trẻ chơi thì nó sẽ không liên quan gì đến việc học. Phương pháp dạy con kiểu Nhật sẽ giúp bố mẹ biết được con cần phát triển kỹ năng nào, chơi trò chơi gì theo từng tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ gắn kết với con hơn và không phải đau đầu nghĩ ra trò chơi với con.
Ở giai đoạn này bé cần được phát triển kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
Bạn nên đưa cho bé một đồ vật nào đó để bé tìm hiểu, khám phá bằng tay, có thể là tờ giấy, khối bột mỳ, chiếc hộp kín hay đồ phát ra âm thanh… Khi khám phá bằng tay sẽ giúp khả năng vận động của trẻ phát triển hơn.
Về phát triển ngôn ngữ, bên cạnh nói chuyện với bé hàng ngày, mẹ có thể dùng máy ghi âm ghi âm lại những âm thanh trẻ phát ra, sau đó cho trẻ nghe lại để bé tự cảm nhận được những ngôn ngữ đầu đời của bé
Vào lúc này bé đã có thể tập ngồi, tuy nhiên mẹ chỉ nên cho bé ngồi dựa vào điểm tựa trong khoảng 5 phút mỗi ngày để bé tập dần với việc ngồi này.
Khi trẻ 6 tháng tuổi bạn hãy tiếp tục phát triển kỹ năng phối hợp tay-mắt, kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ. Bạn hãy mua những viên tròn nhiều màu sắc về cho bé chơi vì trẻ vào thời gian này rất thích những vật có nhiều màu sắc. Khi bé chơi mẹ cần phải luôn ở bên cạnh và giám sát trẻ, phòng trường hợp bé đưa vào miệng nuốt các đồ vật gây tắc nghẽn đường thở.
Các vật dụng trong nhà mỗi khi bé nhìn thấy bạn hãy nói cho bé nghe tên đồ vật, lặp đi lặp lại tên các loại đồ vật này để bé học theo. Và hãy luôn khuyến khích trẻ sờ, nắm vào các đồ vật đó để bé cảm nhận và giúp phát triển xúc giác của trẻ.
Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi bạn đừng nên bế bé quá nhiều, bạn nên giảm thời gian bế ẵm bé, tạo cơ hội cho bé vận động nhiều hơn.
Bước vào tháng thứ 7 trẻ vẫn cần phải phát triển và hoàn thiện kỹ năng vận động của tay chân và học hỏi thêm một số khái niệm đơn giản.
Lúc này bạn phải nhớ dạy trẻ vỗ tay và khuyến khích bé tập vỗ tay và dùng đồ vật gõ gõ, hoặc đưa thìa cho bé tập xúc thức ăn. Đừng ngần ngại vì con lấm bẩn khi tự ăn, đó là cách để giúp bé tự lập trong ăn uống sớm.
Hãy cùng trẻ chơi các trò chơi như trò ú, òa, trò này cũng là một cách giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp mắt-tay. Không chỉ thế bạn đừng quên bắt đầu dạy màu cho bé, từ 1-2 màu, bắt đầu từ màu đỏ để bé học cách nhận biết các màu sắc nhé.
Giai đoạn 8 tháng tuổi là lúc bé cần phát triển kỹ năng ngôn ngữ và vận động.
Để phát triển kỹ năng vận động cho trẻ mẹ hãy dạy cho bé về các bộ phận trên cơ thể. Bé chưa nói sõi được ngay nhưng vẫn hiểu hết các khái niệm. Bé cũng bắt đầu thích những trò chỉ trỏ bằng ngón tay. Lúc này đừng quên để đồ vật thú vị trước mặt bé và khuyến khích bé chơi với đồ vật đó.
9 tháng tuổi mẹ hãy chú trọng phát triển kỹ năng trườn bò và khả năng nhận thức cho bé. Mẹ hãy đặt các đồ vật ở xa bé và khuyến khích bé trườn bò, với tới các đồ vật và khám phá mọi thứ xung quanh bé.
Không quên dạy bé hiểu về khái niệm nguyên nhân – hệ quả, hãy làm những ví dụ thực tế thật đơn giản để bé hiểu như quả bóng rơi thì sẽ như thế nào, hay tắt điện thì phòng sẽ ra sao?…
Bước vào giai đoạn tháng thứ 10 bé gần như đã hoàn thiện những kỹ năng cầm nắm và vận động cơ bản. Lúc này đòi hỏi bé phải có sự khéo léo và kỹ năng bắt chước.
Khi cho trẻ ăn bạn hãy dạy trẻ bắt chước những động tác đơn giản như ăn, cầm, các đồ vật như thìa, bát hay cầm luôn thức ăn để trẻ tự do ăn bốc. Khi nói chuyện, chơi đùa, bạn cũng nên cho trẻ làm theo những hành động của bạn để trẻ phát triển khả năng bắt chước và sự khéo léo của trẻ.
Bé 11 tháng tuổi cần được phát triển khả năng vận động để giúp bé cứng cáp và nhanh nhạy hơn. Vào giai đoạn này bé rất thích đứng vì vậy bố mẹ đừng ngăn cản bé hay sợ bé té mà thay vào đó bố mẹ hãy hỗ trợ bé đứng để bé có thể đứng tốt hơn, vững hơn chuẩn bị cho quá trình tập đi của bé.
Khi đặt những đồ chơi trước mặt bé, những bé thông minh sẽ không lấy hết tất cả các đồ vật mà bé chỉ lấy những thứ nào bé thực sự thích và bé cảm thấy hứng thú mà thôi. Đây là một sự phát triển rất lớn của bé vì bé đã biết phân biệt được đâu là sở thích của bé. Bạn nên khuyến khích trẻ tiếp tục phát triển khả năng này.
12 tháng tuổi là thời gian bé bắt đầu học cách tự lập, vào lúc này bạn cũng đừng quên dạy bé khả năng khéo léo nó sẽ có tác dụng tốt giúp bé tự lập tốt hơn.
Khi cho bé chơi các đồ vật bạn nên khuyến khích bé phân loại các đồ vật nhỏ, lớn khác nhau, khi bạn dạy bé từ lúc 5 tháng tuổi thì giờ đây bé đã có thể phân biệt cái nào to, cái nào nhỏ và phân biệt chúng một cách rạch ròi hơn.
Nếu bạn có con gái hãy cho bé chơi búp bê, thông qua việc chơi đùa, nói chuyện với búp bê bé sẽ học được cách quan tâm chăm sóc người khác. Nếu là bé trai có thể đưa bé một chú gấu bông.
Ngoài ra dù công việc có bận rộn đến đâu bạn cũng nhớ dành thời gian đưa trẻ đi chơi công viên và nhớ để bé được tự do trườn bò, đứng, tập đi nhé. Đây là điều kiện khá hoàn hảo cho bé học tập nhiều thứ đấy. Nhưng dù sao bạn vẫn phải để ý đến bé, để tránh việc bé gặp nguy hiểm khi chơi và cả việc bé bị bắt cóc, vì hiện nay tình trạng này xảy ra cũng rất nhiều.
Với những phương pháp trên Dạy con kiểu Nhật chúc các mẹ luôn là những người mẹ thông thái và có cách dạy con hợp lí nhất nhé. Đừng quên chia sẻ với dayconkieunhat.vn về những bí quyết dạy con và những rắc rối của các mẹ bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé!
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)