Những ông bố, bà mẹ bỉm sữa lần đầu nuôi con đều quan tâm đến vấn đề răng, miệng của trẻ với câu hỏi như “trẻ mấy tháng mọc răng”. Vấn đề mọc răng của trẻ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, thúc đẩy quá trình phát triển răng, lợi nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
Do vậy, bố mẹ hãy theo dõi bài viết này để hiểu hơn về quá trình mọc răng và những vấn đề xoay quanh phát triển răng, miệng của trẻ.
1. Trẻ mấy tháng thì mọc răng?
Trẻ bắt đầu mọc răng vào lúc 6 tháng tuổi – Nguồn: healthychildren
Đối với những bé bình thường, vào độ tuổi 6 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu răng sữa mọc lên và mọc đều cho đến khi 2 hoặc 3 tuổi với đầy đủ 20 răng. Thêm nữa, mọc răng ở trẻ cũng bắt đầu từ răng cửa đến răng hàm theo độ tuổi lớn dần như sau:
- Răng cửa đầu tiên: Răng sẽ mọc ở hàm dưới vào tháng thứ 6, đến tháng thứ 7 là hàm trên.
- Răng cửa thứ hai: Vào giai đoạn tháng thứ 7 cũng là lúc răng cửa thứ 2 ở dưới mọc lên, sau một tháng sẽ là hàm trên (tháng thứ 8).
- Răng hàm: Vào độ tuổi 12-16 tháng sẽ là lúc trẻ mọc răng hàm thứ nhất cả trên và dưới lần đầu. Sau đó, khoảng từ 20-30 tháng tuổi răng hàm thứ hai sẽ xuất hiện trên dưới đều nhau.
- Răng nanh: Khi răng hàm thứ nhất đã phát triển, thì những chiếc răng nanh trên, dưới bắt đầu mọc lên kể từ tháng tuổi 16-20.
Đây là một quy chuẩn mọc răng ở trẻ theo từng giai đoạn, nhưng đôi khi tùy vào cơ địa mà răng hàm trẻ sẽ phát triển hoàn thiện đến tận 3 tuổi.
2. Dấu hiệu trẻ mọc răng bình thường
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng – Nguồn: Parents
Khi bước vào tuổi mọc răng, trẻ sẽ có những dấu hiệu khác thường để mẹ nhận biết như:
- Trẻ bị chảy nước dãi: Trong giai đoạn bắt đầu mọc răng, dây thần kinh số 5 sẽ bị kích thích và làm cho nước dãi chảy ra nhiều. Thêm vào đó, vì chưa có khả năng nuốt hết nước bọt vào trong và khoang miệng phát triển còn hạn chế cũng là nguyên nhân gây chảy nước dãi nhiều ở trẻ. Đây là một dấu hiệu nhận biết, nhưng khi răng trẻ mọc lên nhiều hơn thì sẽ giảm đi hiện tượng này.
- Nổi ban vùng miệng: nguyên nhân từ nước dãi chảy ra quá nhiều và tiếp xúc với vùng miệng, cằm, thậm chí là cổ gây ra hiện tượng nổi ban. Nên bố mẹ hãy chăm sóc con kỹ trong giai đoạn mọc răng nhé.
- Có thói quen cắn: Do những chiếc răng mọc lên làm rách nướu và gây ngứa cho trẻ, nên vào lúc này trẻ sẽ có thói quen hay cắn thứ gì đó để dễ chịu hơn cho hàm. Vì thế, bố mẹ nên chuẩn bị cho con vật gặm chuyên dụng nhằm tránh ảnh hưởng nướu, lợi nhé.
- Trẻ bị sốt: Vào thời gian mọc răng, trẻ sẽ có những con sốt nhẹ kèm theo nướu bị sưng và mẹ có thể cho con điều trị tại nhà bằng cách chườm khăn ấm, mặc quần áo thoáng mát, cũng như cho con bú sữa nhiều để không bị mất nước. Chú ý là khi thấy con sốt kèm theo co giật, thì nên đưa đi trạm y tế, bệnh viện để chẩn đoán nhé.
- Quấy khóc nhiều hơn: Khi trẻ khóc nhiều hơn bình thường có thể là nguyên nhân mọc răng gây ra, nhưng có một số trẻ mọc răng lại không có dấu hiệu này. Nên mẹ hãy ưu tiên những triệu chứng mọc răng trên nhé.
Ngoài những dấu hiệu thường thấy trên, trẻ mọc răng cũng kèm theo những cơn ho, giật mình vào ban đêm,… Nhưng để xác định chính xác nhất, bố mẹ hãy kiểm tra nướu, lợi xem có sưng không nhé.
3. Trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng và có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, có những trẻ mọc răng sớm hơn vào khoảng tháng tuổi thứ 3, 4 thay vì tháng thứ 6 nên gây ra lo lắng cho bố mẹ. Để có lời giải đáp, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân phát triển sớm ở trẻ là do:
- Tính di truyền: Theo chuyên gia, nếu trong gia đình có người thân hoặc vào độ tuổi con, bố mẹ mọc răng sớm, thì khả năng cao trẻ được thừa hưởng gen giống như vậy.
- Chế độ dinh dưỡng: Vào thời gian đầu đời của trẻ, nếu được mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất qua sữa thì sẽ kích thích răng con mọc nhanh hơn so với trẻ cùng lứa.
- Nguồn Vitamin D trong cơ thể: Ở một số trẻ, khi được mẹ chăm sóc kỹ bằng những hành động như tắm nắng sớm mỗi ngày, bổ sung vitamin D qua sữa, ăn uống thực phẩm giàu canxi sẽ làm răng con mọc nhanh hơn. Ngược lại, trẻ sinh thiếu tháng, hay ít được tiếp xúc với nắng trời sẽ mọc chậm hơn.
Dựa trên 3 yếu tố trên, có thể nói là trẻ mọc răng sớm hết sức bình thường, cũng như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con. Và điều quan trọng là bố mẹ hãy quan tâm nguồn dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ, để giúp con phát triển hơn nữa nhé.
4. Trẻ mọc răng chậm có sao không?
Trẻ mọc răng chậm có sao không? – Nguồn: Firstcryparenting
Đây là vấn đề cũng được nhiều mẹ quan tâm trong giai đoạn mọc răng của con nhỏ, với mỗi trường hợp đều có nguyên nhân riêng. Sau đây là những lý do mọc răng chậm ở trẻ gồm:
- Di truyền: Đây là lý do đầu tiên và dễ dàng thấy nhất nếu trong gia đình có ai cũng bị tương tự tình trạng mọc răng chậm này.
- Khoang miệng bị nhiễm khuẩn: Viêm lợi, khoang miệng nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân chủ lực làm chậm quá trình mọc răng của con. Vì những loại vi khuẩn, nấm làm tổn thương đến vùng nướu, lợi dẫn đến vấn đề mọc răng chậm này. Trẻ thường có dấu hiệu hôi miệng, đau rát và khóc nhiều hơn.
- Thiếu Vitamin D, canxi: Nếu trong những bữa sinh hoạt hằng ngày, trẻ không được cấp đủ vitamin D, canxi từ sữa mẹ có thể dẫn đến chậm mọc răng và xương không phát triển tốt.
- Suy tuyến giáp: Đây là bệnh gây ra rối loạn trao đổi chất ở trẻ, từ đó gây ra răng mọc chậm, cũng như khả năng ngôn ngữ kém, tập đi lâu hơn bé bình thường. Do đó, khi thấy con có dấu hiệu bất thường trên, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa đi khám tại bệnh viện Nhi nhé.
Ngoài ra, nếu trẻ mắc bệnh lý như Down, thì không những chậm phát triển mọc răng, mà còn não bộ nữa đấy bố mẹ.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng nên lo lắng thái quá, vì cần phải xác minh xem con rơi vào trường hợp nào trước nhé. Và muốn chắc chắn, hãy cho con đến khám nha khoa để được bác sĩ chẩn đoán, cũng như làm bố mẹ an tâm hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề liên quan “trẻ mấy tháng mọc răng” của bố mẹ, khi thấy con có những dấu hiệu khác thường bố mẹ nên đưa đi khám ngay nhé. Thêm vào đó, dù mọc răng chậm hay nhanh, bố mẹ cũng phải ưu tiên chế độ dinh dưỡng cho con là trên hết. Chúc bé luôn khỏe mạnh.