Đa số ở trẻ nhỏ tình trạng đổ mồ hôi đầu là tình trạng khá phổ biến, và làm nhiều mẹ lo lắng. Vì ở mức độ nhẹ thì trẻ đổ mồ hôi đầu sẽ bị mất đi một lượng nước và muối của cơ thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc và mệt mỏi. Và vi khuẩn sẽ phát triển trong môi trường ẩm ướt, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra nhiều vấn đề về da như rôm sảy, mẩn ngứa hoặc viêm da…Tuy nhiên nếu trẻ đổ mồ hôi đầu quá nhiều và bất thường thì các mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể trẻ xuất hiện các vấn đề về sức khỏe.
Do đó, hãy cùng tìm hiểu tình trạng đổ mồ hôi ở đầu của trẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Do hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên không thể điều chỉnh cân bằng nhiệt độ cơ thể. Trẻ đang ở giai đoạn phát triển, hoạt động chuyển hóa trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ nên trạng thái tăng tiết mồ hôi rất thường gặp. Nhiệt độ cơ thể bé thường ở mức 36 – 37 độ C, việc đổ mồ hôi nhằm mục đích tỏa nhiệt cơ thể, điều hòa thân nhiệt. Đồng thời, tuyến mồ hôi ở đầu hoạt động mạnh và nhiều nhất, chỉ cần có tác nhân bên ngoài ảnh hưởng (mặc quần áo quá nhiều, nhiệt độ phòng quá nóng…) là trẻ sẽ nhanh chóng bị đổ mồ hôi đầu.
Tình trạng này có thể giảm hoặc mất đi hoàn toàn khi cơ thể trẻ bắt đầu tự điều chỉnh thân nhiệt bằng sự phối hợp hệ thần kinh phó giao cảm với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể. Nếu trẻ chỉ ra nhiều mồ hôi ở đầu, không bị rụng tóc vành khăn, vẫn tăng cân bình thường, không kém ăn, lười bú thì cha mẹ không nên quá lo lắng.
Đây là vấn đề mà ba mẹ nên quan tâm, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi quá nhiều mặc dù nhiệt độ bên ngoài đủ để làm mát cho trẻ. Ngoài ra nếu trẻ ra mồ hôi nhiều khi bú hoặc sau khi ngủ nguyên nhân có thể do trẻ bị còi xương, lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, sốt nhẹ về chiều).
Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi và liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ dần yếu đi, lỗ chân lông mở rộng, trẻ dễ bị cảm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản…nếu kéo dài quá lâu trẻ sẽ dễ bị suy kiệt.
Các dấu hiệu khi trẻ bị thiếu canxi
Trẻ thiếu canxi trong thời gian dài có thể gây ra các dấu hiệu sau:
Trẻ mắc phải bệnh này thường đổ mồ hôi nhiều so với các trẻ khác, không chỉ trong lúc ngủ mà còn ở các hoạt động đơn giản khác. Bởi vì lúc này, tim phải làm việc vất vả để hoàn thành nhiệm vụ bơm máu đến các cơ quan. Nếu trẻ có dấu hiệu tím, thở nhanh, đổ mồ hôi nhiều…ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám tim bẩm sinh.
Trong trường hợp trẻ sinh hoạt trong không gian thông thoáng, mát mẻ mà vẫn bị đổ mồ hôi nhiều có thể trẻ đã bị tăng tuyến mồ hôi. Đây là quá trình trẻ đổ mồ hôi nhiều quá mức cần thiết cho việc duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường.
Tình trạng này có thể xảy ra đối với trẻ sinh non, đi kèm những biểu hiện như thở khò khè, màu da hơi xanh và ngừng thở đến 20 giây khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu.
Để điều trị cho trẻ cần xác định nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi đầu để có phương pháp đúng và hiệu quả nhất.
Phòng ngủ nên thông thoáng, dễ chịu. Hãy cởi bớt đồ và mặc thông thoáng cho trẻ, không đắp quá nhiều chăn khiến trẻ bị nóng. Nhiệt độ phòng nên để khoảng 20-24 độ C, tùy theo mùa và tùy theo cơ địa của trẻ.
Bổ sung vitamin D: ba mẹ hoàn toàn có thể cung cấp đủ lượng vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng. Thời gian tắm nắng từ 10 đến 30 phút trước 10h mỗi buổi sáng. Để việc tắm nắng đạt hiệu quả cao, nên để da trẻ tiếp xúc càng nhiều với ánh nắng càng tốt, tuyệt đối chú ý không cho ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt trẻ.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: cho trẻ ăn nhiều rau quả có tính mát như cam, quýt, bí đao, cải ngọt…; không ăn quá nhiều loại trái cây có tính nóng như xoài, mít, sầu riêng…; đồng thời hạn chế ăn nhiều dầu mỡ. Các loại thức ăn này thường nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa có thể làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.
Bổ sung nước cho trẻ đầy đủ và thường xuyên: cần bổ sung lượng nước phù hợp với cân nặng và nhu cầu của trẻ, để tránh trẻ bị mất nhiều nước và bù lại được lượng nước mất đi qua mồ hôi. Hạn chế cho trẻ hoạt động mạnh trước khi ngủ, điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
Nên sử dụng khăn mềm để thấm hút mồ hôi cho trẻ, tuyệt đối không được tắm khi trẻ đổ quá nhiều mồ hôi nên cho trẻ nghỉ khoảng 10 phút rồi mới cho trẻ tắm.
Cháo trai: thịt trai có vị ngọt, tính bình, giải độc cơ thể và bổ âm, thanh nhiệt rất tốt cho trẻ đổ mồ hôi đầu. Đồng thời cháo trai giàu kẽm tốt cho trẻ bị suy nhược, chậm lớn, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cháo tôm nếp cẩm: đây là món ăn thanh đạm có tác dụng giải nhiệt cơ thể cho trẻ. Nếp cẩm là loại gạo có hàm lượng protein, vitamin E và chất béo cao, chứa 8 loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng khác.
Cháo hến: thịt hến có vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thông khí, mát gan và giải nhiệt cơ thể. Cháo hến chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, đồng, omega 3… đây là món cháo giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ vào những ngày nóng bức.
Cháo cá cá lóc: cháo cá quả là món ăn lý tưởng dành cho bé dùng để bổ huyết và giải nhiệt. Cá quả có vị ngọt, tính bình, vừa là thức ăn vừa là phương pháp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi đầu của bé.
Cháo đậu xanh: có tác dụng bổ nguyên khí, giúp cơ thể thanh nhiệt giải độc, điều hòa các bộ phận trong cơ thể, làm sáng mắt và tăng cường hệ miễn dịch. Kết hợp cháo đậu xanh với lá dâu giúp trẻ hạn chế tình trạng đổ mồ hôi đầu.
Cháo lươn: thịt lươn chứa nhiều đạm, chất béo, sắt, canxi, vitamin A, B1, B6 rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Với tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ khí huyết chữa bệnh suy dinh dưỡng, đổ mồ hôi, kiết lỵ…
Với những gợi ý trên sẽ giúp các bậc phụ huynh cải thiện tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ, tuy nhiên nếu tình trạng không được cải thiện hoặc đi kèm với một số triệu chứng bất thường thì ba mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để khám, tránh trường hợp làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.