Tiêu chảy là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến trong các bệnh về đường tiêu hóa. Mặc dù ban đầu tuy đơn giản, nhưng để lâu ngày bệnh tiêu chảy cấp trở thành nỗi lo ngại của nhiều người, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Và có thể các mẹ chưa biết rằng tiêu chảy là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, đặc biệt có tới 80% ca tử vong do tiêu chảy xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Chào bác sĩ,
Em đang hoang mang và lo lắng quá. Bé nhà em mới sinh được 5 ngày. Từ chiều tối hôm qua bé nhà em bị đi phân lỏng và mỗi lần đều phát ra tiếng kêu như là tiếng xì hơi. Bé bị như vậy liên tục, cứ bú ti mẹ vào là bé lại bị đi ị ngay.
Vì mấy ngày trước em chưa có sữa nên có cho bé dùng sữa ngoài nhưng dùng có 2 muỗng rồi thôi vì sau đó em có sữa. Đến hôm sau thì bé bị đi ị như vậy, nhưng hôm đó em bị đau bụng và muốn đi ngoài, nhưng không bị tiêu chảy. Em lo là do sữa của em làm cho bé bị đi ngoài như vậy.
Sáng nay em lo quá, cho bé đi viện nhi của tỉnh khám, nhưng BS ở đó chỉ nhìn qua phân của bé rồi kết luận bé bị tiêu chảy cấp và kê đơn thuốc: Oralzin Syrup, Emedimum, Smecta, Oresol. Nhưng em cho bé uống rồi mà bé vẫn bị như vậy. Vừa uống xong thuốc hoặc bú ti mẹ xong là bị đi ngoài luôn. Bây giờ em phải là sao ạ, em có nên cho bé bú ti mẹ nữa không ạ? (Minh Hiền – TPHCM).
Bác sĩ trả lời:
Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính cho bé dưới 6 tháng tuổi, ngoại trừ mẹ có bệnh lý gì đó mà không thể cho bé bú mẹ mới dùng sữa ngoài. Do vậy, em yên tâm cho bé bú mẹ, nhất là trong giai đoạn này, em cần cho bé tăng cường bú mẹ, càng nhiều càng tốt để bù lại lượng nước mất qua tiêu chảy .
Em không cho biết mỗi lần đi bé đi ngoài số lượng nước có nhiều không, có đàm máu hoặc nhầy nhớt gì không?… Nếu mỗi lần đi ngoài với lượng nước nhiều, đi nhiều lần trong ngày hoặc trong phân có đàm máu hay nhầy nhớt hoặc bé không đáp ứng với điều trị thì em cần nhanh chóng cho bé vào viện.
Nếu bé chỉ tiêu chảy cấp thì em cần cho bé uống men vi sinh và sirô kẽm, kết hợp bù nước bằng cách tăng cường cho bé bú mẹ.
Kính thưa Bác sĩ, em có chuyện này muốn nhờ Bác sĩ giải đáp cho em! Em có con gần 4 tháng tuổi (3 tháng 28 ngày), từ lúc sinh ra đến lúc bé 2 tháng tuổi bé ăn và ngủ, đi cầu bình thường, đúng 2 tháng tuổi em cho bé đi tiêm vacxin thì bé về bị sốt và khóc nhiều sau đó bị viêm hô hấp (em đã cho bé đi khám).
Bác sĩ cho em 3 ngày thuốc kháng sinh và hạ sốt về cho bé uống, sau đó hết em ra lấy tiếp 3 ngày nữa, sau khi uống thuốc bé bị táo bón, em đã mua sorbiton và men tiêu hóa sống cho bé uống, (em cho bé uống một ngày) tình trạng đã cải thiện hơn nhưng hai ngày hoặc ba ngày bé mới đi cầu phân màu vàng hoa cải, 3 tháng đầu bé tăng ký tốt lần lượt là 1,6kg, 1,4kg, và 1kg.
Khi bé tròn 3 tháng em cho bé đi uống vacxin rota virut, 3 ngày sau khi về bé không đi cầu sang ngày thứ 4 bé đi cầu phân màu vàng hoa cải, nhưng từ đó đến 7 ngày tiếp theo bé đi cầu nhiều phân toàn nước và có chất nhày, màu xanh, có mùi hôi va chua đến ngày thứ 3 em ra Trung tâm chăm sóc bà mẹ trẻ em hỏi thì tư vấn viên ở đây nói là bé uống vacxin rota virut nên đi cầu như vậy là bình thường do đó là tác dụng phụ của vacxin.
Nhưng đã gần một tháng trôi qua mà bé vẫn đi cầu phân lỏng, tuy đi không nhiều có ngày đi 3 lần, 4 lần có ngày đi 6 lần và có ngày không đi, trong các ngày đi cầu lần đầu tiên phân có màu vàng có lẫn ít nước màu xanh, nhưng những lần sau toàn đi ra nước lẫn hạt phân màu vàng, có thêm một ít chất nhầy có mùi hôi và chua.
Sắp đến ngày bé uống liều hai vacxin rota virut em có nên cho bé uống nữa không. Và tháng thứ 4 này bé chỉ tăng khoảng 0,5kg. Em rất mong Bác sĩ tư vấn cho em. Em xin chân thành cảm ơn! (Thùy Linh – Hà Nội)
Bác sĩ nhi khoa trả lời:
Bạn không nói với chúng tôi là con bạn hiện đang được nuôi theo chế độ dinh dưỡng gì? Nếu nuôi theo sữa mẹ thì như vậy là rất tốt, bé lên cân tốt và bạn cũng nên nhớ rằng khi trẻ càng lớn sự lên cân của trẻ sẽ giảm dần, 1 tháng lên đến 0,5kg là rất tốt.
Còn vấn đề đi tiêu lỏng của con bạn, theo tôi thì không có gì quan ngại lắm. Nếu bé bú sữa mẹ, cháu có thể đi phân lỏng hoa cà hoa cải, bé không sốt, không sụt cân, tiêu không máu và số lần đi tiêu dưới 3 lần trong ngày.
Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy là do: rối loạn tiêu hóa bình thường ở trẻ, nhiễm trùng đường ruột, khả năng dung nạp thức ăn kém hay dị ứng thực phẩm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị tiêu chảy qua những dấu hiệu sau:
Vậy bé bị tiêu chảy phải làm thế nào? Ngay khi vừa phát hiện trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, các mẹ cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh nguy hiểm này:
Cha mẹ quan sát và nếu phát hiện trẻ tiêu chảy có những dấu hiệu bất thường sau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để chuẩn đoán và điều trị hiệu quả:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy đề phòng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là điều cần thiết và là biện pháp an toàn mà cha mẹ nên làm. Sau đây là cách phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý:
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường là do nguồn thức ăn mà bé ăn hoặc vệ sinh không sạch sẽ. Tuy nhiên đôi khi là do thức ăn của mẹ. Dưới đây là một số loại thường gặp:
Thủ phạm thường gặp là sữa, đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản,…Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp bị dị ứng bởi các thực phẩm quen thuộc này, và đây cũng là nguyên nhân đầu tiên gây cho bé bị tiêu chảy.
Những thức ăn mà người Việt rất ưa thích như rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… có rất nhiều loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, sán, giun đang ẩn nấp và sinh sôi.
Nước lã hoặc thức ăn chưa nấu chín cũng có thể là nguyên nhân.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng hoặc bị nhiễm độc. Những chất này dù ít hay nhiều cũng có thể đi theo đường sữa mẹ và vào cơ thể non nớt của bé.
Những loại thuốc uống bổ sung vitamin, sắt,..hoặc thuốc chữa bệnh của mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Cơ thể non yếu của trẻ sơ sinh cực kì nhạy cảm với các thành phần của thuốc. Đặc biệt những loại thuốc kém chất lượng còn nguy hiểm hơn.
Các loại cà phê, rượu, thuốc lá, hoặc một số loại trà thảo mộc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Một số gia vị có trong thức ăn có thể đi theo và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non yếu của bé thông qua con đường sữa mẹ.
Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được.
Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.
Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
Chế độ ăn uống của mẹ cũng quan trọng không kém, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bản thân người mẹ cũng không cần kiêng khem nhiều mà chỉ nên kiêng ăn đồ ngọt.
Để con hết bị tiêu chảy các mẹ nhớ ăn uống đúng và đủ chất nhé, nhớ cho bé ti nhiều để bé khỏe và phòng tiêu chảy cho bé nhé.
Dayconkieunhat (Tổng hợp)
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)