Dưới đây là những câu “cửa miệng” của nhiều ông bố bà mẹ. Nếu bạn hàng ngày vẫn đang nói những câu này thì sửa dần đi nhé vì thực tế chúng hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của trẻ.
1. “Tuyệt vời”, “Giỏi quá”
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nói với trẻ những cụm từ chung chung kiểu như “Tuyệt vời”, “Giỏi quá” quá thường xuyên khi trẻ làm được việc gì đó sẽ khiến trẻ hành động vì phụ thuộc vào lời khẳng định của bạn chứ không phải động lực của trẻ, theo Jenn Berman – chuyên gia trong lĩnh vực cha mẹ của Mỹ. Thay vào đó bố mẹ hãy chỉ rõ hành động cụ thể, càng chi tiết càng tốt như: “Mẹ thích cách con (Chỉ rõ hành động cụ thể)…”, “Mẹ thấy con làm… rất tuyệt”.
2. “Không sao mà”
Khi trẻ vừa ngã đập đầu gối xuống đất và khóc òa lên, theo bản năng nhiều bà mẹ thường nói câu này để trấn an con rằng con không bị quá đau. Nhưng câu nói này chỉ khiến trẻ cảm thấy tình hình tồi tệ hơn.
Con bạn khóc vì chúng cảm thấy bất ổn, nhiệm vụ của bố mẹ là giúp con hiểu và đối phó với những cảm xúc của mình, chứ không phải vội “dập” đi là chúng không sao.
Điều bố mẹ cần làm là ôm con, thừa nhận những cảm xúc của con bằng câu tương tự như: “Cú ngã đau quá”, “Con có cần mẹ dán, băng bó gì không?” Tất nhiên hãy kèm theo đó một nụ hôn vào má của trẻ.
3. “Nhanh lên”
Đừng suốt ngày giục con “nhanh lên” khi con đang ăn sáng hoặc đang cố gắng đi giày, mặc quần áo trong khi bạn nhìn đồng hồ và sắp muộn làm. Việc giục trẻ “nhanh lên” chỉ khiến trẻ căng thẳng thêm.
Thay vào đó hãy làm mềm giọng điệu bằng cách: “Mẹ và con cùng nhanh lên nào!” hoặc nghĩ ra một trò chơi để khiến trẻ hành động nhanh như: “Hay chúng mình cùng thi xem ai có thể lấy mặc quần áo nhanh hơn nhé?”
4. “Bố (mẹ) đang ăn kiêng”
Bước lên bàn cân? Nhìn số cân nặng và thở dài? Nếu con bạn nhìn thấy bạn bước lên cân mỗi ngày và nói chuyện về việc “béo” hàng ngày, chúng trẻ có những suy nghĩ tiêu cực về một cơ thể không lành mạnh, theo Marc S. Jacobson – tiến sỹ trong lĩnh vực nhi khoa và dịch tễ học tại Đại học Y khoa Nassau, ở Đông Meadow, New York.
Tốt hơn là bố mẹ nên nói: “Mẹ muốn đi tập thể dục, đi bộ, tập gym…” việc đó sẽ khiến trẻ cảm thấy tốt và không có khái niệm xấu về cơ thể.
5. “Mẹ không có tiền”
Đây là câu “cửa miệng” mà nhiều bố mẹ trả lời trẻ khi trẻ đòi mua một món đồ chơi mới nào đấy. Khi bạn nói ra câu đó có nghĩa là bạn đang truyền đi thông điệp rằng bạn kiểm soát tài chính cực kì tệ và gây ra sự lo lắng cho trẻ , theo Jayne Pearl- tác giả của cuốn sách Trẻ em và tiền bạc.
Thay vào đó hãy chọn một cách khác để truyền đạt thông điệp của mình như: “Chúng mình sẽ không mua món đồ chơi đó vì chúng mình đang tiết kiệm tiền để mua những thứ quan trọng hơn” với một giọng điều chắc chắn.
6. “Đừng nói chuyện với người lạ”
Trẻ khó có thể hiểu được khái niệm khó khăn này. Thậm chí khi gặp một người lạ, thì trẻ vẫn có thể nghĩ rằng họ không phải là người lạ nếu những người này đối xử tốt với trẻ.
Hơn nữa, nếu trẻ theo lời bố mẹ, thì rất có thể trẻ sẽ từ chối sự giúp đỡ của các chú công an, nhân viên cứu hỏa.. trong những trường hợp khẩn cấp, theo Nancy McBride- giám đốc điều hành của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Trung tâm Bảo trợ trẻ em Văn phòng khu vực Florida, ở Lake Park, Mỹ.
Thay vì cảnh báo con không nói chuyện với người lạ hãy lên sẵn một kịch bản cho con ví dụ: “con sẽ làm gì nếu thấy một người đàn ông con không biết cho con kẹo và bảo chú sẽ chở con về nhà?”
Sau đó hãy lắng nghe câu trả lời của con, và hướng dẫn con đến những hành động đúng trong tình huống này. Bạn cũng có thể dặn con: “Những ai thường làm con cảm thấy buồn, sợ hãi, lo lắng… thì hãy nói với mẹ nhé.”
7. “Cẩn thận!”
Nếu hét lên câu này khi thấy trẻ đang cố gắng giữ thăng bằng trên các thanh trượt ở sân chơi thì rất có thể con bạn sẽ ngã. “Lời nói của bạn tự nhiên lại đánh lạc hướng tập trung của trẻ, làm xao nhãng chúng khỏi việc chúng đang làm và khiến chúng không tập trung được”, theo Deborah Carlisle Solomon tác giả của cuốn sách Baby Knows Best.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng hãy nhẹ nhàng, không ồn ào di chuyển đến gần trẻ đề phòng trẻ có thể ngã.
8. “Con sẽ không được ăn tráng miệng nếu không ăn hết cơm”
“Việc sử dụng mệnh lệnh này sẽ làm tăng nhận thức của trẻ trẻ về việc “mình sẽ bị phạt nếu không ăn hết” và làm giảm sự thích thú của trẻ đối với bữa ăn chính” – tiến sỹ , chuyên gia trong lĩnh vực nuôi dạy con cái David Ludwig của bệnh viện trẻ em Boston của Mỹ chia sẻ.
Thay vì dùng mệnh lệnh trên hãy thử thay thế bằng câu: “Đầu tiên chúng mình sẽ ăn bữa tối, sau đó sẽ ăn tráng miệng”. Sự thay đổi trong câu chữ sẽ có tác động tích cực hơn đối với trẻ.
9. “Để mẹ (bố) giúp con!”
Nhiều bố mẹ có xu hướng “nhảy” vào giúp đỡ con khi con đang gặp khó khăn trong lúc làm một việc gì đó chẳng hạn như khi trẻ đang loay hoay xếp hình mà chưa được.
Nếu bạn “ra tay” giúp con quá sớm sẽ làm hỏng tính độc lập của trẻ, bởi vì trẻ lúc nào cũng sẽ chờ đợi sự giúp đỡ của người khác”, theo chuyên gia Myrna Shure – tiến sỹ về tâm lý học của Đại học Drexel ở Philadelphia, Mỹ.
Thay vào đó hãy hỏi những câu hỏi có tính hướng dẫn để giúp trẻ giải quyết vấn đề như: “Con có nghĩ rằng các mảnh ghép lớn hơn sẽ ghép được vào chỗ này (kia) không?” Hãy cho trẻ cơ hội để thử nghiệm và tìm tòi.
Bố mẹ hãy luôn biết cách sử dụng khéo léo từ ngữ để giúp bé chấp nhận lời nói nhanh và nhận biết những điều đúng sai. Bởi vì những lời nói không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)