Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần thai

bap
3965

Cảm nhận được sự phát triển và lớn lên từng ngày của con yêu trong bụng là điều mà bất cứ mẹ bầu nào cũng mong muốn. Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Mấy tuần thì em bé mới có mắt mũi tay chân? Không biết em bé 8 tuần tuổi trông như nào? Làm thế nào để biết em bé ngủ hay thức? Em bé chuyển động trong bụng mẹ ra sao?… Tất cả những câu hỏi thắc mắc này đều liên quan đến quá trình phát triển của thai nhi trong 40 tuần.

Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi, dayconkieunhat.vn sẽ gửi đến các mẹ quá trình phát triển và hình thành thai nhi trong bài viết dưới đây.

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần

Trong hàng ngàn tinh trùng được phóng vào tử cung của người mẹ, chỉ cần một tinh trùng may mắn gặp được trứng là đã có thể xảy ra quá trình thụ thai. Trong khoảng thời gian 24h đồng hồ, tinh trùng sẽ di chuyển về vị trí của trứng và sẵn sàng cho sự thụ tinh diễn ra.

Và từ thời điểm này bạn đã chính thức mang thai mặc dù bạn chưa hề biết. Đây được coi là tuần đầu tiên của thai kỳ. Hành trình dài 40 tuần mang thai bắt đầu được mở ra từ đây đối với các mẹ.

Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần mang thai

Tuần thứ 2, mẹ bầu vẫn chưa cảm nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, một vài ngày sau đó, chị em có thể thấy một vài giọt máu màu hồng nhạt (thường được biết đến với tên gọi: máu báo có thai), xuất hiện ở quần con, đây là tín hiệu thông báo trứng thụ tinh đã được cấy thành công vào thành tử cung.

Trong tuần thứ 3, các dấu hiệu mang thai bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn, bạn đã khẳng định chắc chắn được là mình đã mang thai, trứng và tinh trùng chính thức sáp nhập thành một thể gọi là hợp tử. Đến giai đoạn phát triển này, bên trong tế bào của thai đang có sự phân chia mạnh mẽ.

Quá trình phát triển thai nhi tuần thứ 4, lúc này nếu siêu âm thì bạn đã có thể thấy hình ảnh thai nhi (chỉ to bằng hạt gạo), phôi thai đã gắn chặt vào thành tử cung. Có mẹ bầu khi bắt đầu có thai sẽ cảm nhận thấy ngay những dấu hiệu ốm nghén, tuy nhiên cũng có mẹ bước sang tuần thứ 4, thứ 5 mới bắt đầu thấy ốm nghén.

Trong tuần thứ 5, bạn vẫn chưa thể tưởng tượng được hình dáng của bé mặc dù bé đang phát triển rất mạnh mẽ, bạn cũng sẽ thấy dấu hiệu đau, căng tức ngực và đi tiểu thường xuyên hơn.

Thai nhi ở tuần thứ 6, thai nhi giống như một con nòng nọc, tim thai đã bắt đầu xuất hiện. Khi siêu âm, bạn vẫn thấy trong tử cung là một vật thể dạng tròn, nhưng thực ra bé yêu của bạn đã bắt đầu phát triển những bộ phận như mắt, phổi và hệ tiêu hóa.

Thai nhi tuần thứ 7: Khi thai nhi được 7 tuần, bàn tay và bàn chân đang xuất hiện từ phía cánh tay và chân (mặc dù ở thời điểm này nhìn chúng giống như những mái chèo hơn). Tai của bé đã nổi rõ và các chi trông giống như những lộc chồi non.

Thời điểm này, em bé vẫn được coi là một phôi thai, có một cái đuôi nhỏ phía dưới. Chiếc đuôi này sẽ dần biến mất trong một vài tuần nữa. So với tuần trước, em bé đã tăng gấp đôi kích thước tầm 1,3cm.

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 8, sự phát triển của thai nhi biểu hiện qua các bộ phận chính trong cơ thể bé như tim, gan, ruột và hệ tiêu hóa đã bắt đầu được hình thành, tay của bé cũng chồi ra giống như hai mái chèo ở hai bên. Em bé được gắn với một dây rốn nhằm lấy các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ để nuôi bào thai và lọc bỏ các chất thải trong thời gian ở trong bụng mẹ.

Thời gian này, bạn vẫn chưa thể cảm nhận được bụng bầu xuất hiện, tuy nhiên tình trạng ốm nghén và mệt mỏi có xu hướng gia tăng dần lên khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hình ảnh siêu âm ở tuần thai này sẽ cho bạn thấy được hình dạng của bé với các cơ quan như mắt, mũi, miệng, tai và cả khuôn mặt của bé.

Bé đã hình thành các bộ phận trên cơ thể

Tuần thứ 9, chiếc đuôi bé xíu của bé đã biến mất, thời gian này bé đã có thể chuyển động và thay đổi tư thế liên tục tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được. Thân hình của bé cũng duỗi thẳng ra hơn, tay đã hoàn thiện hơn, các ngón tay hình thành giúp cho bé có thể đặt tay trước ngực; chân của bé đã dài ra và bàn chân đã chạm vào phía trước cơ thể.

Tuần thứ 10: bé đã nặng khoảng 5gr, tuy các bộ phận của bé chưa thực sự hoàn thiện nhưng chức năng của các bộ phận này đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Tuần thứ 11: Bé đã bắt đầu “nghịch hơn”, bé bận rộn với việc học nuốt và đá chân. Tất cả các bộ phận như gan, thận, ruột, não của cơ thể đã phát triển đầy đủ. Các chi tiết móng tay, lông tơ cũng bắt đầu hoàn thiện, bộ phận sinh dục đã nhìn rõ hơn nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó.

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 12: thai nhi nặng khoảng 50gr, các khớp thần kinh dần được hình thành trong não bộ của bé. Kết thúc tuần thứ 12 cũng là thời điểm đánh dấu sự phát triển của thai nhi đã qua tam cá nguyệt thứ nhất (hiểu đơn giản là mang thai 3 tháng đầu).

Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong 40 tuần mang thai

Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong tuần 12.

Tuần thứ 13: Vân tay của bé yêu đã hình thành. Cũng từ tuần thứ 13 lông tơ sẽ mọc nhiều hơn trên đầu của bé. Bé cũng có lông mày, lông mi và toàn cơ thể bé cũng sẽ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mượt mỏng (Lớp lông tơ này có tác dụng giữ ấm cơ thể cho bé).

Đến tuần thứ 17: Xương của bé cứng cáp hơn, bé cũng cần nhiều canxi hơn vì thế mẹ bầu cần chú ý tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi có chứa trong các thực phẩm như: cá ngừ, đậu nành, các loại hạt ngũ cốc, sữa chua, cam…. để bé yêu phát triển toàn diện và cứng cáp hơn.

Tuần thứ 20: Qua hình ảnh siêu âm, bạn có thể thấy hình dáng của bé giống như ở ngoài đời. Lúc này chiều dài của bé sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng bù lại cân nặng của bé sẽ tăng mạnh.

Tuần thứ 21: Bé vẫn tiếp tục phát triển về cân nặng, lúc này cơ thể của bé đã dài và to bằng quả chuối. Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21 này có thể được coi như dần hoàn thiện.

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 24: Não bộ của bé đã tương đối phát triển, bé có thể nhận biết được âm thanh và tiếng động bên ngoài. Trong thời gian này, bố mẹ có thể nói chuyện với bé hoặc hát cho bé nghe.

Thậm chí, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thời điểm này nếu cho bé nghe đi nghe lại một đoạn nhạc thì sau này khi chào đời, bé có thể ghi nhớ được đoạn nhạc đó.

Tuần thứ 24 của thai kỳ, cũng được coi là một mốc quan trọng trong suốt quá trình phát triển của thai nhi, thai nhi trong bụng mẹ được coi là sống sót (nói như vậy có nghĩa là, nếu chẳng may bạn lỡ sinh non thì khả năng sinh tồn của trẻ có thể lên đến 39%).

Thai nhi tuần 24

Tuần thứ 25: Bạn sẽ thấy bụng dưới thường xuyên bị đụng, có thể là bé đang bị nấc đấy. Suốt thời kỳ mang thai và đặc biệt là trong giai đoạn này, bạn cần uống đầy đủ nước để không rơi vào tình trạng thiếu nước ối và bé có thể dễ dàng hấp thu được đủ lượng nước.

Tuần thứ 27: Đôi mắt của bé bắt đầu mở và nhận biết được ánh sáng, mặc dù trên thực tế khi sinh ra bé chỉ nhìn được các vật thể cách mắt 15cm.

Tuần thứ 35: Các phát triển thể chất của bé dần được hoàn thiện và chờ ngày ra đời. Trọng lượng của thai nhi, tăng khá nhanh trung bình mỗi ngày tăng khoảng 30g. Các lớp lông tơ và sáp bao quanh da của bé rụng ra, chắc hẳn các mẹ đang suy nghĩ “các lớp này sẽ đi đâu?”.

Thực ra các lớp này sẽ được bé nuốt vào trong bụng, kết quả là sau khi sinh, chất thải đầu tiên mà bé đào thải đó là phân su (hợp chất do quá trình trên hình thành). Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 35 quan trọng và được chú ý nhất là bé bắt đầu xoay ngược, hướng đầu xuống dưới, một số bé gặp khó khăn trong quá trình này, các mẹ nên nhờ sự trợ giúp từ các bác sĩ.

Đến tuần thứ 36 sự phát triển của thai nhi ở tuần này đã cơ bản hoàn thiện đầy đủ các cơ quan, đặc biệt phổi của bé có thể thích ứng với môi trường tự nhiên bên ngoài. Ở tuần này, đôi khi các mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn, kèm theo đó là các cơn đau chuyển dạ xuất hiện nhiều hơn.

Một lưu ý cực kì quan trọng đối với các mẹ bầu đang mang thai tuần thứ 36 là: nếu thấy các đốm máu, hoặc chảy máu các mẹ nên lập tức đến bệnh viện, bởi đây là các dấu hiệu sắp sinh, rất có thể em bé sắp chào đời.

Quá trình phát triển của thai nhi tuần thứ 37: Có thể nói rằng, lúc này sự phát triển của thai nhi đã hoàn thiện 100%, bé yêu của bạn sẽ sẵn sàng chào đời ngay bất cứ lúc nào nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bé bắt đầu có các cử động quan trọng như nắm tay chẳng hạn, các mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được điều này.

Tuần thứ 38: Bàn tay của bé đã sẵn sàng để nắm lấy tay mẹ, sự phát triển của thai nhi về cơ bản đã hoàn thành.

Tuần thứ 39: Cân nặng của bé khi ra đời rơi vào mức 2,9- 3,4kg.

Thai nhi tuần 39 đã quay đầu hẳn xuống dưới

Quá trình phát triển của thai nhi chi tiết nhất trong tuần 39

Tuần thứ 40: Đến giai đoạn này, hoạt động đáng chú ý nhất là đầu của bé đã hoàn toàn quay xuống dưới sẵn sàng cùng mẹ qua cơn vượt cạn.

Các chú ý quan trọng dành do mẹ

– Rất ít các bé chào đời đúng ngày (tỷ lệ chào đời đúng ngày chỉ chiếm 5%), số còn lại là các bé có thể chào đời trước ngày dự sinh hoặc sau ngày dự sinh.

– Trải qua mỗi một giai đoạn phát triển, thai nhi lại có những nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn uống phù hợp. Chính vì thế, mẹ bầu cần hết sức lưu ý để sự phát triển của thai nhi trở nên toàn diện và cân đối nhất.

– Khi mang thai, rất nhiều mẹ sẽ bị các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phụ khoa… các bệnh này nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Trong quá trình mang thai, khi sử dụng bất kì một loại thuốc gì, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, rất nhiều mẹ do thiếu hiểu biết nên đã tự ý, vô tình sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng nặng tới toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi như: thuốc tránh thai, thuốc điều hòa kinh nguyệt…

Tags: cham soc suc khoe thai nhi, dinh dưỡng khi mang thai, mang thai, su phat trien cua thai nhi, thai nhi 40 tuan tuoi,

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

Chế độ ăn của vợ và chồng giúp sinh con trai chuẩn nhất

1. Cách tính thực đơn dinh dưỡng sinh con...
Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ghèn vàng ở mắt phải làm sao?

Trẻ sơ sinh sinh ra thường bị ghèn vàng...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Gợi ý đặt tên cho bé

Chọn giới tính:

Vui lòng chọn giới tính của bé

Vui lòng nhập thông tin cần tìm

Nhạc cho bà bầu: Hướng dẫn mẹ cho bé nghe nhạc đúng cách

17613
Các nghiên cứu khoa học đã chứng mình rằng, cho bé nghe nhạc cho bà bầu từ trong bụng mẹ có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện về...

Thai giáo có thực sự hiệu quả? Lợi ích và thời điểm áp dụng thai giáo.

1830
Ngày nay, ngày càng có nhiều mẹ quan tâm tới vấn đề thai giáo để giao tiếp với em bé trong bụng. Vậy lợi điểm và khuyết điểm của...

Những điều cần biết khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

1421
Khi các mẹ mang thai đều mong muốn những điều tốt đẹp đến cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Nhưng quá trình mang thai sẽ làm cho cơ...

8 “Tránh” Và 13 “Không” các mẹ bầu tuyệt đối không được làm

2440
Mang thai đồng nghĩa với việc bạn đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Cũng chính vì vậy những việc mà trước kia bạn từng làm có...