Giúp trẻ phát triển trí tuệ trong 3 năm đầu đời

bap
3833

“Với kinh nghiệm cá nhân tôi: nếu bố mẹ bắt đầu ngay lập tức việc dạy con (chứ không chỉ nuôi), từ lúc bé ra đời, có định hướng rõ ràng những mục đích và cá tính tốt bạn muốn con sẽ có, thì khi bé khoảng 4-5 tuổi, mọi thứ đã định hình – bố mẹ sẽ nhàn tênh. Từ lúc đó trở đi, việc của bố mẹ là động viên, ủng hộ, gợi ý và bàn bạc để giúp con ra quyết định cho những việc của con, cho con tham gia bàn bạc các việc liên quan đến con trong gia đình. Tôi từng có cảm giác sao mình nhàn quá, ít phải lo lắng quá – nếu so với các bà mẹ Việt Nam khác, khi con gái chỉ mới tròn 4 tuổi.” – Chia sẻ của bà mẹ nuôi con nhà tênh.

Dưới đây là những kinh nghiệm mà mình thu thập được từ những chia sẻ của bà mẹ này kèm những tài kiệu hay trên sách báo. Hy vọng sẽ giúp được mọi người nhiều hơn trong vấn đề nuôi dạy con.

1. Phát triển trí tuệ cho bé hai tháng đầu:

Giúp trẻ phát triển trí tuệ trong 3 năm đầu đời

Nói chuyện với trẻ giúp phát triển trí tuệ cho trẻ từ những năm tháng đầu đời. Ảnh minh họa

– Phải “trả lời”, tức là phản ứng với những “hành động” của trẻ. Hãy nhìn vào mắt và nói chuyện với trẻ (để mặt bạn cách mặt trẻ khoảng 20cm), sử dụng cách nói rõ ràng, nói hơi to hơn bình thường một chút, có âm điệu và thể hiện tình cảm.

– Hãy cho trẻ nhìn thấy miệng bạn cử động khi nói hoặc hát.

– Hãy gật đầu và sử dụng các chuyển động của cơ thể, để cho trẻ nhìn rõ.

– Dùng tay của bạn hoặc đồ chơi, đưa cách mặt trẻ khoảng 20cm (là khoảng cách trẻ có thể nhìn rõ). Đưa qua đưa lại thật chậm để bé nhìn rõ. Nói chuyện với bé từ nhiều hướng khác nhau.

– Hãy hát, nói chuyện, ôm và đu đưa bé nhẹ nhàng, bế bé đi quanh trong nhà, nói với bé về các đồ vật xung quanh hoặc sự việc xảy ra. Chỉ cho bé những vật ở khoảng cách 20cm, để bé thấy.

– Tập nói chuyện với bé với ngữ điệu rõ ràng, thể hiện tình cảm

– Cười thật nhiều với bé

– Hàng ngày, thỉnh thỏang ôm bé ngồi ghế xích đu, đong đưa nhẹ nhàng

– Bé sẽ chỉ tập trung vào bạn. Hãy thường xuyên giao tiếp với bé bằng mắt và giọng nói

– Để gối và các đồ chơi có màu sắc khác nhau xung quanh chỗ bé nằm.

– Hàng ngày, cho bé soi gương nhiều lần, gọi tên bé khi làm điều đó. Hãy nói với bé rằng em bé trong gương là bé đấy.

– Hãy đưa tay của bé cho bé xem, xoa lòng bàn tay và các ngón tay.

Đọc truyện cho bé nghe hàng ngày, mỗi ngày vài lần, mỗi lần chỉ từ 5 – 10 phút. Khi đọc, bạn phải nằm ngửa cạnh bé, giơ sách lên trước mặt bé ở khoảng cách 20 cm, dùng ngón tay chỉ vào dưới từ bạn đọc. Bạn cần những quyển sách chữ in to, kèm ảnh, và đủ nhẹ để bạn giơ lên bằng một tay mà không bị mỏi

2. Phát triển trí tuệ cho trẻ ba đến năm tháng:

Giúp trẻ phát triển trí tuệ trong 3 năm đầu đời

Hãy thể hiện những cử chỉ yêu thương với trẻ để phát triển trí tuệ cho trẻ. Ảnh minh họa

– Tiếp tục thực hiện toàn bộ các việc trong phần trên

– Hãy giao tiếp với bé một cách “kịch” hơn trong đời thường, bằng cả hành động và giọng nói

– Chơi các trò chơi đơn giản với bé: nâng chân và gập dầu gối, kéo nhẹ tay, cù vào lòng bàn chân và lòng bàn tay bé

– Cho bé làm quen với các đồ chơi nhỏ, đa dạng và cứng hơn để bé có thể bóp, gặm, làm quen với cảm giác về các vật liệu khác nhau. Không cần mua đồ chơi đắt tiền, sẽ rất phí. Mọi vật trong nhà (an toàn, không vỡ, sạch), đề có thể làm đồ chơi cho bé.

– Khen ngợi, tỏ ra hài lòng và khuyến khích các hành động của bé. Kể chuyện cười hoặc chỉ cho bé xem những gì buồn cười, hãy chủ động cười cùng bé. Cố gắng phát hiện những sự việc, đồ vật làm bé thích thú, nghĩ ra các câu chuyện để khuyến khích sự thích thú đó

– Đọc các yêu cầu chính đáng của bé và cố gắng trả lời ngay. Nếu không thể đáp ứng, giải thích cho bé lý do. Bạn là người bé muốn thu hút sự chú ý.

– Nếu có ai đến nhà, hãy giới thiệu với bé

– Gọi tên bé bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

– Tiếp tục cười với bé thật nhiều, nếu bạn muốn sau này bé thành người vui tính.

3. Phát triển trí tuệ cho bé 6 tháng đến 9 tháng:

Cho bé soi gương giúp bé phát triển trí tuệ

Cho bé soi gương giúp phát triển trí tuệ ở trẻ. Ảnh minh họa

– Thường xuyên chơi các trò “làm rơi và nhặt”, đưa và giấu đồ chơi với trẻ.

– Gọi tên trẻ thật nhiều, tận dụng mọi dịp có thể.

– Hãy dạy trẻ làm quen với logic phân tích “nguyên nhân và hậu quả”, bằng cách thực hiện hành động và giải thích kết quả. Ví dụ: đẩy quả bóng và nói: “Nếu ta đẩy, quả bóng sẽ lăn”, hoặc “nếu mẹ đẩy cánh cửa, nó sẽ đóng lại”, hoặc “nếu mẹ mở cửa sổ, ánh nắng sẽ tràn vào phòng”…

– Khi bé muốn bạn, hãy đến gần, giang tay, gọi tên bé và ôm bé vào lòng. Bằng cách đó, ngoài việc thể hiện tình yêu thương vô điều kiện, bạn còn giúp bé nhận ra giá trị và nhu cầu bản thân bé được coi trọng – là nền tảng xây dựng sự tự tin và tự trọng sau này.

– Nhắc lại các từ bé phát ra.

– Cho bé soi gương thường xuyên: chỉ hình ảnh bé trong gương, gọi tên và nói: “Đó là con đấy”. Chỉ vào bạn và nói: “Còn đây là mẹ (bố)”.

– Hãy nói “không” và cương quyết ngăn bé lại, trong trường hợp bạn không cho phép bé làm điều gì đó có thể gây hại cho bé hoặc cho người khác – đây là bước đầu tập cho bé tính kỷ luật.

– Vào tuổi này, bé đã có thể bắt đầu tự ăn bằng tay hoặc bằng thìa. Đừng sợ bé bôi bẩn, hãy khuyến khích bé tự ăn – đây là bước quan trọng tập cho bé tính tự lập.

– Cho bé làm quen và chơi các trò chơi với nước. Hãy dạy bé sử dụng ca, lọ, cốc nhựa để đong nnước, đổ từ cái này sang cái khác – bắt đầu giải thích cho bé khái niệm to hơn, nhỏ hơn – khi đổ nước từ vật này sang vật khác.

– Để đồ chơi xa hơn tầm với của bé, và dạy bé cách với một cách an toàn, khi bé yêu cầu bạn giúp lấy đồ chơi.

– Tiếp tục kiên trì khuyến khích bé tự xúc ăn.

– Thực hiện các công việc hàng ngày vào giờ nhất định, nhắc đi nhắc lại cho bé về các việc quen thuộc phải làm hàng ngày. Ví dụ: “Đến giờ ăn trưa rồi, đầu tiên mẹ đặt con lên ghế, rồi mẹ múc đồ ăn cho con. Hôm nay con ăn cháo nấu với thịt gà, ngon lắm. Con có ngửi thấy mùi thơm không…”. Bạn có thể đưa bát cháo vào gần mũi bé, dạy bé hít để ngửi mùi. Giải thích với bé về thời gian ăn, thời gian tắm, thời gian đi ngủ. Bằng cách này, bé sẽ quen với quy luật về thời gian, cũng như lịch thực hiện và thứ tự các công việc trong ngày.

– Cùng bé chơi các đồ chơi gây tiếng động, có thể cho bé chơi với các dụng cụ làm bếp an toàn (thìa nhựa dày hoặc inox, bát nhựa, bát kim loại) – dạy bé gõ theo nhịp nhạc hoặc nhịp đếm.

4. Phát triển trí tuệ trẻ 10 tháng đến 1 năm:

Phát triển trí tuệ trẻ 10 tháng đến 1 năm

Cho bé chơi búp bê cũng là cách phát triển trí tuệ cho trẻ. Ảnh minh họa

– Cho bé chơi với các vật có thể phát ra tiếng động khi bấm, sờ, ví dụ: cái chuông

– Cho bé chơi với búp bê, dạy bé cách mặc và cởi quần áo cho búp bê.

– Chơi trò trốn tìm cùng bé, có thể sử dụng đồ chơi (giấu và tìm)

– Dạy bé cách lấy đồ ra và xếp đồ vào các ngăn tủ hoặc vali, thùng, hộp giấy.

– Tiếp tục cùng bé đọc sách hàng ngày (vài lần mỗi ngày, đặc biệt là trước lúc đi ngủ), chọn nhiều chủng loại sách khác nhau để thay đổi. Trong khi đọc cho bé nghe, cầm tay bé chỉ vào một số vật và gọi tên, giúp bé dần dần nhận biết các vật quen thuộc.

– Luyện cho bé khả năng tập trung bằng cách nói với bé một cách rõ ràng, ngắn gọn về những gì diễn ra xung quanh, mà bạn và bé chứng kiến hoặc nhìn thấy.

– Nhắc tên các đồ vật xung quanh, cũng như các bộ phận của cơ thể một cách chậm rãi, để bé có thể bắt chước. Khen ngợi và động viên nếu bé làm theo bạn. Ví dụ: cầm tay bé chỉ vào mồm bạn và nói: “Đây là mồm của mẹ”. Chỉ vào mồm của bé: “Đây là mồm của (nói tên bé)”. Bạn cũng có thể nói tiếp: “Mồm để ăn và để nói”…

– Động viên bé thể hiện các hành động như: ôm ấp búp bê, vỗ về chó mèo, hôn và ôm bố mẹ, ông bà.

– Thường xuyên mô tả các hành động bạn làm trước mặt bé, ví dụ: “Mẹ đang đi tất chân cho con”, hoặc: “Khi ra khỏi nhà, mình khóa cửa lại”…Đây là cách tốt nhất giúp bé phát triển ngôn ngữ, khả năng nghe, hiểu và nói sau này.

5. Phát triển trí tuệ cho bé từ 1 đến 2 tuổi

Trò chơi cho trẻ từ 0-3 tuổi phát triển

Dạy bé thói quen dọn dẹp sau khi chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn. Ảnh minh họa

– Bắt đầu giao cho con những nhiệm vụ nhỏ như: giúp người lớn cất đồ đạc vào tủ, mời mọi người ăn trái cây (để trong các đĩa nhựa để nếu bé làm rơi thì không vỡ). Bạn có thể mua cho bé cái chổi nhỏ và dạy bé quét nhà.

– Dạy bé tự lập bằng cách: dạy, sau đó khuyến khích bé tự đi và cởi giày, tự mặc những quần áo đơn giản.

– Chỉ cho bé các tranh vẽ hoặc con vật bé đã biết, khi bé nói đúng thì khen và động viên.

– Hãy cố gắng kiên trì để nghe và hiểu những gì bé muốn diễn đạt, không cắt ngang, không giục giã.

– Dạy bé về khái niệm sở hữu, ví dụ: “Đây là áo của con, còn đây là quần của mẹ”.

– Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào việc “hiểu và nhớ”. Hãy thường xuyên nói nhắc bé về sự vật, sự việc, cái gì để ở đâu, để luyện trí nhớ và ngôn ngữ. Ví dụ: “Cái lược chải tóc để ở đâu hả con? Trong phòng tắm, đúng không? Mẹ con mình cùng vào lấy nhé, rồi mẹ dạy con chải đầu”, hoặc “em búp bê ở đâu hả con? Trong tủ, con vào lấy ra đi, chắc em muốn chơi với con đấy”, hoặc “Con có quả táo, bạn Mai có quả cam”…

– Tiếp tục mô tả với bé về tất cả những gì xảy ra xung quanh, mà bạn và bé có dịp nghe hoặc nhìn thấy, và hành động của nó: quả bóng đang lăn – cái gì tròn thì dễ lăn, cái máy bay đang bay…

– Mô tả cho bé về màu của tất cả đồ vật: lá cây màu xanh, tường màu vàng, mặt trời màu đỏ lúc sắp lặn…

– Mô tả khái niệm về sự trái ngược và cho bé thử, ví dụ: chăn thì mềm – thành giường thì cứng; ướt và khô: mưa làm ướt, nắng làm khô; quả chanh chua, quả xoài ngọt…

– Cùng bé đếm ngón tay, ngón chân và các vật khác, hát các bài hát về số: “Một với một là hai…”, “One little, two little, three little fingers”…

6. Phát triển trí tuệ từ 2 đến 3 tuổi:

Vẽ là cách giúp bé phát triển óc sáng tạo hiệu quả

Để giúp bé phát triển trí tuệ hãy cho trẻ tự do sáng tạo với giấy và bút màu. Ảnh minh họa

– Bắt đầu dạy bé sử dụng các công cụ đơn giản và an toàn trong nhà.

– Bắt đầu cho bé làm quen với trẻ khác cùng lứa tuổi, nhưng không bao giờ ép bé chơi với các bạn. Hãy để bé làm quen dần và tự chọn thời điểm.

– Mua bút chì, bút màu và giấy, bảng – khuyến khích bé vẽ.

– Đọc cho bé nghe các câu truyện dài và phức tạp hơn. Khuyến khích bé kể lại những truyện quen thuộc.

– Thường xuyên nghe nhạc, nghe các bài hát trẻ con và cùng bé nhảy múa.

– Dạy bé xếp các vật chồng lên nhau, hoặc xếp các hình đơn giản.

– Cho bé chơi các trò chơi đa dạng như: dựng vườn cây bằng que và lá, hoa; xếp các con vật trong nông trại. Sau đó tập đếm cây và vật.

– Khuyến khích bé vẽ, gợi ý để bé bổ sung các chi tiết bằng cách nhắc và gọi tên từng chi tiết, treo hoặc dán tranh bé vẽ vào cánh cửa tủ hoặc lên tường.

– Nói chuyên với bé về các sự việc đã xảy ra để tăng cường trí nhớ, ví dụ: “Hôm qua mẹ con mình đi chơi công viên, con có nhớ không? Con nhìn thấy con gì ở công viên nhỉ?”

– Hãy sẵn sàng giúp đỡ nếu bé gặp khó khăn, nhưng chỉ khi bé yêu cầu và đồng ý để bạn giúp.

– Cùng bé “sáng tác” các câu chuyện, để kích thích trí tưởng tượng.

– Tiếp tục cùng bé làm các đồ chơi, cắt dán quần áo bằng giấy, làm các con vật bằng các vật liệu trong nhà. Ví dụ: cái áo phù thủy con gái tôi mặc dưới đây là do hai mẹ con cắt và dán, sau đó tôi khâu.

Ở trên là cách giúp bé phát triển trí tuệ trong 3 năm đầu đời. Các bạn cứ thử làm như những hướng dẫn của bài này, con bạn có thể không phải là thần đồng, nhưng chắc chắn sẽ có khả năng ngôn ngữ và logic tốt, sẽ biết đọc và đếm rất sớm. Thậm chí, khả năng rất cao là bé sẽ tự biết đọc, nếu hàng ngày được bố mẹ đọc sách cho nghe, và khi đọc thì chỉ ngón tay vào dưới từ đang đọc.

_ST_

Tags: Chăm con kiểu nhật, Dạy con kiểu nhật, dạy trẻ tự lập, nuôi dạy con ngoan, phát triển trí tuệ cho trẻ,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Khi đến tuổi mọc răng, việc rèn luyện thói...
Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì để mau chóng hồi phục?

Trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì? Chắc...
[Review] Ghế ăn dặm IKEA có tốt không?

[Review] Ghế ăn dặm IKEA có tốt không?

Trong giai đoạn tập ăn của trẻ, ghế ăn...
[Review] Top 6 sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

[Review] Top 6 sữa công thức tốt nhất cho trẻ sơ sinh.

Sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh? Sữa mẹ...

Được quan tâm nhất

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

34 stt suy ngẫm về cuộc đời được những...
Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...

Bài mới nhất

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Thế hệ gen Z (1996-2014) và gen Alpha (2015-2025)...
TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

Những video quay quá trình “bẻ khóa” chỉ trong...
‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

Cuộc sống cô đơn khiến nhiều người tìm đến...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

8 đặc điểm phát triển trí tuệ ở trẻ từ 1 đến 2 tuổi bạn nên biết

12470
Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi là một trong những điều cần thiết cho bộ não của bé. Một đứa trẻ thông minh là...

10 “bí quyết vàng” giúp bé phát triển trí thông minh

7467
Không phải cứ bố mẹ giỏi giang là sinh ra trẻ thông minh. Bởi trí tuệ của bé không chỉ được di truyền từ bố mẹ, nó còn phụ...

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi

8606
Bạn luôn mong muốn bằng cách nào đó phát triển trí tuệ cho trẻ. Nhưng bạn chưa biết phải làm sao. Dưới đây là những gợi ý tuyệt vời...

33 bài học giúp phát triển trí lực cho trẻ của SHICHIDA (P2)

3337
Như chúng ta đã biết, bài học của Shichida là một trong những phương pháp dạy trẻ khá hữu ích, gần với thực tế và được rất nhiều mẹ...