Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi

bap
8573

Bạn luôn mong muốn bằng cách nào đó phát triển trí tuệ cho trẻ. Nhưng bạn chưa biết phải làm sao. Dưới đây là những gợi ý tuyệt vời cho bạn, giúp bạn nuôi dạy con thông minh.

Trẻ giai đoạn 3-5 tuổi bắt đầu thể hiện tính tò mò của bé qua hàng trăm câu hỏi dành cho bố mẹ. Những câu hỏi của trẻ thông thường được bắt đầu từ cụm từ “Tại sao”.

Vì còn nhỏ, trí tuệ của trẻ chưa phát triển toàn diện nên ban đầu trẻ thường hỏi bố mẹ bằng những câu hỏi dài ngoằng, không đúng trọng tâm. “Chỉ là vì con chưa hiểu biết nhiều thôi mà”. Dần dà những câu hỏi của con trở nên ngắn gọn và súc tích hơn nhiều.

Khi trẻ hỏi bạn nên giải thích cho trẻ biết. Nhưng không phải là giải thích theo kiểu dài dòng, cao siêu, bởi nếu dài quá trẻ sẽ không chú ý câu nói của bạn nữa mà làm lơ bạn và nhìn những sự vật khác.

Vì vậy bạn hãy trả lời một cách thật ngắn gọn theo kiểu: “Vì như thế sẽ tốt cho con”, “Vì nhờ vậy mà con không bị đau”,…Những câu nói như thế này sẽ tác động đến trẻ hiệu quả hơn rất nhiều.

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi bằng cách giao tiếp với trẻ đúng cách.

Nếu bạn gặp một câu hỏi vô cùng khó khăn từ trẻ như “Vì sao mặt trời lại chiếu sáng hả mẹ”, hay “Vì sao con chó nhà mình không chịu nói chuyện với con”,…thì bạn sẽ làm thế nào?

Cách tốt nhất hãy nói với trẻ “Mẹ không biết rõ, hãy để mẹ mua sách về mặt trời, con chó để mẹ và con cùng tìm hiểu nhé”. Như vậy bạn vừa thỏa mãn câu hỏi của con lại có thể kích thích trí tò mò, phát triển trí tuệ cho trẻ tốt hơn.

Một điều cần lưu đặc biệt lưu ý đó là dù bạn có bận tới mức nào cũng nên dành thời gian quan tâm và giải thích cho con hiểu những vấn đề bé thắc mắc. Hãy xem những câu hỏi của trẻ là tốt và nghiêm túc trả lời. Như vậy, bạn vừa giúp phát triển trí tuệ cho trẻ lại vừa cho con cảm nhận bé luôn được tôn trọng.

Khi một đứa trẻ 3 tuổi phải đối mặt với những thách thức của việc học hỏi một cách cụ thể, bố mẹ sẽ nhận ra được lý do trẻ chỉ thường chỉ quan tâm giải quyết đơn lẻ một vấn đề.

Trẻ vẫn chưa thể xem xét một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và trẻ vẫn chưa thể giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh cùng 1 lúc.

Ví dụ, nếu như bố mẹ lấy 2 cái ly cùng thể tích, một cái lùn nhưng rộng hơn, cái còn lại cao nhưng hẹp hơn, bố mẹ đổ cùng 1 lượng nước như nhau vào 2 ly, khi trẻ nhìn vào, trẻ sẽ cho rằng cái ly cao đựng nhiều nước hơn vì mực nước của nó cao hơn.

Thậm chí dù cho bố mẹ có giải thích và cho trẻ theo dõi quá trình bố mẹ lấy cùng 1 lượng nước như nhau để đổ vào ly, thì trẻ vẫn sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình.

Theo lý luận của trẻ ở độ tuổi này thì cái ly cao “to hơn” bởi vì lượng nước đựng trong đó cao hơn cái ly thấp. Cho tới khi trẻ được khoảng 7 tuổi thì lúc đó trẻ mới có thể hiểu được rằng lúc đó mình chỉ đánh giá vấn đề ở một khía cạnh về chiều cao, mà không xét đến chiều rộng, chính do vậy mới dẫn đến kết luận sai lầm.

Lúc được khoảng 3 tuổi, định nghĩa về thời gian của trẻ ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này, trẻ đã có thể hiểu được thói quen và những việc hằng ngày mình phải làm, mặt khác cũng tò mò tìm hiểu những việc hằng ngày của người khác.

Ví dụ như trẻ có thể háo hức chờ chú đưa thư tới nhà mỗi ngày nhưng lại cảm thấy khó hiểu khi rác chỉ được dọn 1 ngày trong tuần. Trẻ lúc này cũng có hiểu được có vài ngày đặc biệt trong tuần như sinh nhật hay ngày lễ, chúng thường diễn ra mỗi 1 lần trong một khoảng thời gian.

Tuy nhiên, thậm chí khi trẻ có thể nói cho bạn biết chính xác hiện tại trẻ bao nhiêu tuổi thì lúc này trẻ vẫn chưa hiểu được ý nghĩa thực sự về độ dài của một năm.

Khi trẻ tròn 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu được tìm hiểu những khái niệm cơ bản. Những điều này sẽ còn được nhắc lại và dạy chi tiết hơn khi trẻ đến trường.

Ví dụ, lúc này trẻ đã biết được một ngày sẽ được chia ra làm 3 buổi chính: sáng, trưa và chiều tối, bên cạnh đó còn hiểu được mỗi năm có các mùa khác nhau.

Vào thời điểm trẻ được 5 tuổi và bắt đầu đi học mẫu giáo, trẻ sẽ nhận biết được vài ngày trong tuần và biết rằng một ngày thì được tính bằng giờ và phút. Trẻ lúc này còn được tiếp xúc với việc học đếm, học bảng chữ cái, kích thước (to, nhỏ,…) và tên của các loại hình học (vuông, tròn,…)

Lời khuyên giúp phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi

Lời khuyên hữu ích giúp phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi.

– Đưa trẻ đi dạo nhiều hơn, đi chơi và thăm quan nhiều hơn như cho trẻ đến vườn bách thú, viện bảo tàng, khu vui chơi,…để trẻ được giao lưu với nhiều bạn bè và mở rộng vốn kiến thức về thế giới của trẻ.

– Khuyến khích trẻ thể hiện tài năng của trẻ và luôn tạo môi trường để con có thể phát huy hết khả năng đó.

Ví dụ: trẻ thích vẽ tranh thì ngoài việc mua giấy bút cho trẻ tập vẽ, bạn cũng nên đưa trẻ đến các khu triển lãm tranh ảnh để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.

Nếu ở độ tuổi này bạn có thể giúp trẻ phát hiện được khả năng của trẻ thì việc đến trường sẽ luôn là điều mới lạ, thú vị với trẻ mà trẻ không phải lo sợ mỗi lần đến trường.

– Càng lớn trẻ càng đặt ra nhiều câu hỏi khó với bạn hơn, hãy luôn để trẻ thấy bạn đã nỗ lực hết sức để trả lời câu hỏi của trẻ. Đừng trả lời hết cũng đừng trả lời quá chi tiết mà hãy để lại một phần nào đó để trẻ thấy thắc mắc và phải tìm hiểu bằng được. Đó chính là cách để bạn kích thích trí tuệ cho trẻ.

– Hãy mua và cho trẻ đọc thật nhiều những cuốn sách hay. Trong giai đoạn này 2 cuốn sách bạn nên cho trẻ đọc nhiều chính là về tình yêu thương gia đình và sách về khoa học.

Ở trên là những gợi ý giúp bạn nuôi dạy con thông minh hơn. Chúc bạn thành công! Đừng quên chia sẻ với chúng tôi những bí quyết nuôi dạy con của bạn nhé.

Tags: dạy con dưới 5 tuổi, day con thong minh, nguoi nhat day con, phát triển trí tuệ cho trẻ,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Được quan tâm nhất

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

34 stt suy ngẫm về cuộc đời được những...
Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...

Bài mới nhất

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Thế hệ gen Z (1996-2014) và gen Alpha (2015-2025)...
TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

Những video quay quá trình “bẻ khóa” chỉ trong...
‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

Cuộc sống cô đơn khiến nhiều người tìm đến...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Giúp trẻ phát triển trí tuệ trong 3 năm đầu đời

3808
“Với kinh nghiệm cá nhân tôi: nếu bố mẹ bắt đầu ngay lập tức việc dạy con (chứ không chỉ nuôi), từ lúc bé ra đời, có định hướng...

33 bài học giúp phát triển trí lực cho trẻ của tác giả SHICHIDA (P1)

3623
Nhật Bản vốn nổi tiếng với những con người làm việc chăm chỉ và thông minh. Họ cũng là một trong số những quốc gia đứng đầu về công...

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

81464
Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế giới. Mỗi bố mẹ thường cho con mình chơi theo những cách khác nhau như chơi cùng bố mẹ, cho...

Phương pháp Glenn Doman giáo dục sớm cho trẻ

27563
Glenn Doman tốt nghiệp ngành vật lí trị liệu năm 1940 tại Đại học Pennsylvania. Ông là người tiên phong trong lĩnh vực phát triển trí tuệ cho trẻ...