Phương pháp Montessori được sáng lập bởi tiến sĩ người Ý Maria Montessori – chuyên gia trong lĩnh vực triết học, giáo dục học và nhân văn học. Tại Việt Nam, phương pháp Montessori được biết đến trong vòng 10 năm trở lại đây, hiện nay có nhiều trường mầm non đã đưa phương pháp này vào chương trình giảng dạy. Đây là phương pháp giáo dục tập trung vào việc thúc đẩy tiềm năng của trẻ, chấp nhận cá tính riêng biệt của trẻ, tôn trọng sự phát triển tự nhiên, đề cao tính tự lập và tự do có kỷ luật của trẻ. Dù là ở trường hay ở nhà, trẻ luôn được thỏa sức sáng tạo, tự do hoạt động và khám phá mọi sự vật hiện tượng. Đặt biệt ở trường với môi trường giáo dục thân thiện cùng các giáo viên được đào tạo về chuyên môn và các dụng cụ học tập chuyên biệt, trẻ sẽ được phát triển toàn diện theo hướng tự nhiên nhất.
Một đứa trẻ từ giai đoạn 0 – 6 tuổi thì não bộ cần có sự phát triển và tiếp thu kiến thức từ môi trường bên ngoài mạnh mẽ nhất, để trẻ phát triển toàn diện, trở nên hoạt bát, biết quan sát xung quanh, hình thành nên tính độc lập và xây dựng nét riêng của từng cá nhân. Đây là đối tượng nguyên cứu chính của phương pháp Montessori.
Trẻ phải học cách tự chăm sóc và phục vụ bản thân, bảo vệ và thân thiện với môi trường. Trẻ học cách trở nên độc lập có thể tự xử lý những vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Sử dụng tốt kỹ năng vận động và khả năng tập trung, học cách tự chuẩn bị đồ ăn uống đơn giản, rửa chén, dọn dẹp…trẻ thấy được niềm vui khi mình làm được nhiều việc có ích, chăm sóc bản thân, mọi người và môi trường xung quanh, thấy được sự hữu dụng của mình trong cuộc sống.
Tất cả các bài học của trẻ đều thông qua các giác quan, đây là kênh duy nhất tiếp nhận thông tin đến não bộ. Điều này giúp hỗ trợ trẻ phát triển xúc giác, khứu giác, thị giác, vị giác và thính giác, giúp trẻ tăng khả năng nhận biết và độ nhạy bén, trẻ sẽ học hỏi nhanh hơn và thích ứng được với mọi tình huống.
Ngôn ngữ là biểu hiện trí khôn của con người, 6 năm đầu đời là thời kỳ nhạy cảm của trẻ về ngôn ngữ, và cần để trẻ đạt được sự phát triển toàn diện.
Trẻ luôn được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân bằng ngôn ngữ. Các bài học ngôn ngữ được hướng dẫn một cách khoa học và trực quan bắt đầu từ những hoạt động âm thanh, lời nói, đến kỹ năng tập viết và đọc chữ.
Toán học được trình bày qua các học cụ trực quan giúp những khái niệm trừu tượng trở nên dễ hình dung hơn. Trẻ tiếp thu kiến thức từ cụ thể đến trừu tượng, phức tạp đến đơn giản, học từ quy trình rồi đến các dữ liệu – dữ kiện.
Các bài học về văn hóa theo phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển bản thân, thích nghi với văn hóa xã hội nơi mình đang sống, trở thành thành viên có ích trong xã hội. Ở phần khoa học trẻ được tiếp xúc toàn diện với các lĩnh vực, kiến thức trong cuộc sống.
Luôn lấy trẻ làm trung tâm và được tự do lựa chọn chủ đề trẻ muốn khám phá, phát triển năng lực bản thân theo nhịp độ riêng, không bị so sánh và thúc ép. Ba mẹ và giáo viên chỉ là người hỗ trợ và hướng dẫn, quan sát và lắng nghe trẻ để định hướng, giới thiệu trẻ tự lựa chọn . Bố mẹ sẽ không can thiệp vào quá trình học hỏi và cần chấp nhận lỗi sai của trẻ và trẻ sẽ học từ lỗi sai của chính mình. Ban đầu, trẻ sẽ tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng, sau đó trẻ sẽ học được cách tiếp thu thông tin có ý thức.
Đây là cách tốt nhất để trẻ thực sự hiểu bài, trẻ thường có xu hướng bắt chước hoạt động mà mình quan sát được, . Ba mẹ hoặc giáo viên có thể làm mẫu cho trẻ xem và để trẻ tự mình thực hiện, không hướng dẫn theo kiểu cầm tay chỉ việc, để trẻ tự tư duy thực hiện nhiệm vụ. Trẻ được rèn luyện các kỹ năng thực tế để tự phục vụ bản thân. Bên cạnh đó trẻ còn được trang bị thói quen giao tiếp và ứng xử khéo léo. Những kỹ năng này giúp trẻ tự tin, chủ động và sẵn sàng trong cuộc sống tương lai.
Khi trẻ tập trung cao độ sẽ có khả năng tư duy logic tự tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề, ba mẹ hoặc giáo viên không nên xen vào làm ngắt mạch suy nghĩ của trẻ.
Khen ngợi có thể làm cho trẻ ỷ lại, không muốn tiếp tục nỗ lực cố gắng, hoặc trừng phạt chỉ làm cho trẻ thêm nhút nhát, sợ hãi. Luôn luôn khích lệ động viên và ghi nhận sự cố gắng của trẻ.
Với phương pháp Montessori, trẻ không bị ép học hoặc bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức lý thuyết không 1qq“thực tiễn. Trẻ sẽ được tiếp nhận kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi, trẻ có thể vừa học vừa chơi hiệu quả thông qua các đồ vật giáo cụ . Điều này sẽ giúp trẻ yêu thích việc học và trở nên ham học hỏi hơn.
Cần kiên nhẫn với trẻ tránh việc la mắng, cáu gắt, đòn roi để không làm ảnh hưởng và tổn thương trẻ. Thay vì giận dữ trách cứ, bạn nên lắng nghe trẻ chia sẻ cảm xúc và kết hợp cùng trẻ đưa ra hướng giải quyết. Thể hiện tình yêu thương với trẻ nhiều hơn để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và có những suy nghĩ tích cực . Điều này rất quan trọng trong việc giúp trẻ trở thành một người hạnh phúc.
Nền tảng của Montessori là không truyền đạt tri thức một chiều, chú ý phát triển mọi mặt của trẻ trên nhiều phương diện, để trẻ tự mình tìm và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Trẻ sẽ trưởng thành, tự hoàn thiện bản thân có thói quen tốt, phẩm chất tốt cũng như có kỹ năng tốt trên nhiều phương diện trong cuộc sống, những điều này có ý nghĩa quyết định đến tương lai tươi sáng của trẻ sau này. Trẻ được giáo dục bằng phương pháp Montessori sẽ là những đứa trẻ độc lập, kiên định, động lực tự thân mạnh mẽ, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và có khả năng vượt khó cao.
Thông qua bài viết, các bạn có thể nhận thấy được hiệu quả đặc biệt của việc giáo dục con trẻ một cách tự nhiên mang lại nhiều lợi ích như thế nào. Ba mẹ hãy tạo điều kiện cho con được học tập một cách toàn diện nhất trong những năm đầu đời.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)