Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau có sự phát triển về tâm lý, tính cách và cách phản ứng khác nhau, cha mẹ nên thay đổi thái độ và hình thức giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi. Đặc biệt cha mẹ cần tránh giáo dục con bằng đòn roi sẽ khiến con chịu nhiều ảnh hưởng về tâm lý.
Trẻ có thể trở nên bướng bỉnh và có những phản ứng thái quá, cũng như nếu bị tổn thương nặng nề dễ làm bé tự ti, đồng thời sẽ tạo ra khoảng cách với cha mẹ.
Cha mẹ nên hiểu rằng việc thường xuyên bị đánh đòn không giúp cho đứa trẻ nhận thức được lỗi sai và sửa đổi hành vi của mình, mà ngược lại trẻ sẽ biết cách né tránh, biện minh và đổ lỗi, trẻ sẽ có xu hướng cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.
Cha mẹ nên dạy con bằng lý lẽ không phải bằng bạo lực vì trẻ nhỏ luôn nhớ sự trừng phạt hơn là lý do bị phạt. Cha mẹ cần phải hiểu phương pháp dạy con đúng đắn để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của con.
Một số nguyên cứu về tâm lý đã chứng minh trẻ sống trong môi trường roi vọt và ngược đãi có nguy cơ mắc bệnh tâm lý rất cao khi trưởng thành, trẻ sẽ nghĩ rằng mọi việc đều có thể giải quyết bằng nắm đấm và bạo lực, chứ không phải là bằng lý lẽ và sự cảm thông giữa con người với con người.
Cha mẹ nên khen ngợi, công nhận và khuyến khích những hành vi tốt của trẻ một cách chủ động và tích cực, giúp trẻ xây dựng lòng tin vào bản thân đồng thời biết suy nghĩ và hành động tốt.
Cha mẹ nên nêu rõ lý do khen ngợi trẻ để giúp trẻ hiểu vì sao lại được khen, nên khen trẻ càng nhiều càng tốt nhưng lời khen phải chân thành để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phần thưởng là những món đồ mà trẻ mong muốn đây là cách khen ngợi của cha mẹ dùng để ghi nhận những hành vi tốt của trẻ, điều này sẽ khiến cho trẻ càng muốn lặp lại hành động tốt nhiều lần nữa.
Phụ huynh luôn có xu hướng bắt con phải phục tùng theo ý muốn của mình, tuy nhiên để thấu hiểu được con, cha mẹ phải cố gắng hiểu vấn đề từ góc nhìn của một đứa trẻ để đến gần con hơn, để có được sự đồng cảm.
Bên cạnh đó cha mẹ phải biết kiềm nén cảm xúc của bản thân, kiềm nén mong muốn điều khiển và kiểm soát con. Cha mẹ nên tôn trọng trẻ, thể hiện tình yêu thương với trẻ, mang đến cho gia đình không khí vui vẻ.
Thể hiện cho trẻ thấy được bạn luôn thấu hiểu trẻ mặc dù không đồng ý với những hành động tiêu cực của trẻ.
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh khi trẻ phạm lỗi, cần tránh những lời lẽ không hay hoặc xúc phạm trẻ khi la mắng khiến trẻ bị tổn thương. Sự thiếu công bằng hay thiếu khách quan trong việc đánh giá của cha mẹ có thể khiến trẻ bất mãn và không nghe lời.
Cho trẻ được tự do vui chơi, tự do khám phá thế nên cha mẹ không nên khắt khe, ngăn cấm hay ép buộc vì những hành động gây cảm giác mất tự do sẽ là cho trẻ nảy sinh tâm lý chống đối và bất phục.
Hãy cho trẻ được bộc lộ quan điểm sớm như vậy sẽ giúp trẻ có được khả năng tự lập và tư duy sáng tạo. Cho trẻ tự do trong khuôn khổ để trẻ có thể phát triển trí thông minh tối đa trở thành người sống có nguyên tắc có chừng mực.
Đôi khi để trẻ thấy được kết quả từ hành động của mình lại là một cách dạy tốt, trẻ có thể tự rút ra bài học kinh nghiệm mà không cần cha mẹ phải “nói nhiều”
Dạy trẻ về luật nhân quả để giúp trẻ hướng thiện chịu trách nhiệm về hành động của bản thân, trước khi trẻ muốn làm gì cũng phải cân nhắc, tự điều chỉnh hành vi của mình một cách đúng đắn nhất. Cha mẹ đưa ra hình phạt dựa trên luật “nhân – quả” khi trẻ không hoàn thành trách nhiệm hoặc không ngoan.
Ví dụ:
Trẻ không hoàn thành bài tập về nhà, mẹ có thể không cho bé xem tivi vào buổi tối.
Khi trẻ chạy nhảy linh tinh và nghịch phá, mẹ nên nhẹ nhàng và kiên quyết nhắc nhở “nếu con chạy nhảy quậy phá mẹ sẽ phạt con úp mặt vào tường từ 15 phút” để trẻ ý thức được nếu tiếp tục sẽ bị phạt thay vì bạn la mắng trẻ khiến trẻ hoảng sợ.
Khi trẻ vứt đồ đạc lung tung phạt trẻ bằng cách tự dọn dẹp những thứ chúng bày bừa để rèn luyện ý thức trách nhiệm và rèn luyện trẻ làm việc nhà.
Khi trẻ mắc lỗi dùng bạo lực, nói dối hãy yêu cầu trẻ đọc một cuốn sách mang tính giáo dục và chép phạt một đoạn ý nghĩa nào đó để giúp điều chỉnh tâm lý và hành vi của trẻ tốt hơn.
Cha mẹ nên làm gương tốt cho con trong mọi lời nói và hành động, vì trẻ có thể nghĩ rằng “cha mẹ muốn mình làm điều đó, tại sao cha mẹ không làm như vậy?”
Bởi vì những gì khiến đứa trẻ thật sự tin tưởng đều được thể hiện thông qua hành vi, bạn muốn con bạn trở thành người như thế nào thì cách tốt nhất là bạn phải trở thành người như thế ấy.
Để trở thành bạn của con cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi với con, đặt con ngang bằng khi trò chuyện với nhau đồng thời đặt mình vào vị trí của con để nhìn nhận và giải quyết vấn đề bởi khi cha mẹ hợp với phong cách và cách nhìn nhận của con thì mới có thể chơi với con được.
Khi muốn khai thác thông tin từ con đôi khi cha mẹ cần giả vờ “ngốc nghếch” như chưa biết gì để con có thể nói và giải thích cho mình nghe. Tạo cho con nhiều kí ức đẹp thời thơ ấu vì những người có tuổi thơ hạnh phúc sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.
Cha mẹ nên tạo điều kiện để con lớn lên một cách tự nhiên phát triển hết tiềm năng của mình, nhẹ nhàng khuyên bảo, giúp trẻ xử lý vấn đề và sẵn sàng cùng con sửa sai.
Yêu thương con vô điều kiện, dùng chính lối sống đạo đức của mình để dạy con, thì chắc chắn trẻ sẽ tự biết vâng lời mà cần phải dùng đến biện pháp đòn roi.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm