Tất các bọn trẻ đều có nỗi sợ và giận dữ về những thứ hữu hình và vô hình. Chúng rất nhạy cảm, và cảm thấy sợ hãi dù chẳng có nguy hiểm nào.
Nhưng lo lắng và sợ hãi cho thấy dấu hiệu bình thường ở mọi trẻ em. Nỗi sợ hãi tạo ra cho trẻ nhiều thay đổi để bản thân, vì các em sẽ tự cố gắng thoát khỏi chúng từ những tình huống thực tế nhanh chóng.
Một chút lo lắng thực sự có thể giúp chúng ta tỉnh táo và tập trung hơn, và đối với một đứa trẻ là điều tốt vì chúng sẽ cư xử an toàn hơn nhằm tránh rủi ro. Chẳng hạn, một đứa trẻ sợ lửa sẽ không thể nào nghịch que diêm hoặc bếp lửa.
Đối với bố mẹ có ám ảnh tuổi thơ với những nỗi sợ như con mình, thì phải bình tĩnh để nhận biết và xác nhận các dấu hiệu lo lắng, sợ hãi từ trẻ nhằm tìm cách giúp con vượt qua điều đó.
Bản chất của sợ hãi và lo lắng sẽ thay đổi và khác nhau khi trẻ lớn lên theo độ tuổi gồm sợ người lạ, độ cao, bóng tối, động vật, máu, côn trùng,… Trẻ thường học cách sợ hãi một đối tượng hoặc tình huống cụ thể sau khi đã trải qua với ấn tượng xấu, chẳng hạn như bị chó cắn, hoặc tai nạn té ngã…
Loại lo sợ bắt gặp thường xuyên ở trẻ là “lo lắng chia ly”, điều này xảy đến khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ hoặc cắp sách vào lớp 1. Và vào độ tuổi lớn hơn từ cấp 2, trẻ có xu hướng sẽ lo sợ liên quan đến sự công nhận của xã hội và thành tích học tập.
Một số ví dụ những loại lo sợ ở trẻ với độ tuổi khác nhau:
Thêm vào đó, khi trẻ lớn lên, nỗi lo lắng và sợ hãi có thể biến mất hoặc thay thế bằng cái khác. Ví dụ như, trẻ 5 tuổi không thể ngủ được khi đèn tắt, thì chúng đa phần rất thích nghe chuyện ma khi lớn lên.
Điêu này có nghĩa là, nỗi sợ và lo lắng của một đứa trẻ chỉ kéo dài trong một thời gian, và sẽ chuyển sang trạng thái lo lắng, sợ hãi một thứ khác. Thời kỳ mà bọn trẻ cảm thấy sợ nhất có lẽ là khi bắt đầu tuổi đi học cấp 1, vì chúng hay lo về bài kiểm tra, thành tích, hoặc tâm lý ngại đặt câu hỏi trong lớp.
Để đoán biết được tâm trạng sợ hãi của trẻ, bố mẹ nên quan sát những đặc điểm sau:
Trong những lúc trẻ sợ hãi, bất an như vậy, bố mẹ phải biết lắng nghe, và trò chuyện với trẻ về nỗi sợ đó để giúp con cảm thấy an toàn hơn.
Nếu sự lo lắng của trẻ kéo dài sẽ dễ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn một đứa trẻ có nỗi lo bị từ chối thì khả năng cao không học hỏi được nhiều kỹ năng xã hội quan trọng, thậm chí dẫn đến biệt lập xã hội. Và khi không được điều trị, cảm giác lo lắng ở trẻ dần sẽ chuyển thành rối loạn lo âu khi lớn lên. Hãy đưa bé đến gặp chuyên gia khi cần nhé.