Gần gũi với bé sau sinh không chỉ giúp mẹ bồi dưỡng tình cảm với bé mà còn giúp bé phát triển tốt và thông minh hơn.
Khi các bác sĩ nói về chuyện gần gũi với bé, họ sẽ nói đến việc bạn gắn bó như thế nào với bé. Đó là cảm giác bạn rất yêu bé, luôn muốn ở gần bé, muốn tự tay tắm cho bé, chăm sóc bé.
Ngày xưa, việc gần gũi với bé thường chỉ diễn ra trong những ngày đầu tiên hoặc thậm chí những phút đầu tiên sau sinh. Sau đó ít ai quan tâm đến điều này nữa. Nhưng ngày nay, điều này lại cực kỳ quan trọng, hầu hết các mẹ đều dành nhiều thời gian gần gũi với trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời trừ những trường hợp mẹ mắc những căn bệnh mà không thể gần gũi với con nhiều được. Việc gần gũi với con càng cực kỳ quan trọng đối với những người nhận con nuôi, vì gần gũi với con càng nhiều, thì tình cảm và mối quan hệ của bạn với con càng phát triển tốt hơn.
Cứ từ từ: Miễn là bạn chăm sóc tốt cho bé, cung cấp cho bé những nhu cầu cơ bản, vuốt ve, dỗ dành bé thường xuyên, bé sẽ không biết buồn nếu bạn không gần gũi bé nhiều trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời.
Hãy nghỉ ngơi: Sau sinh bạn sẽ kiệt sức, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và rối tung vào thời điểm này. Việc chăm bé cũng đã giúp bạn gần gũi với bé, vì trong quá trình chăm sóc, sẽ có một loại hormone được giải phóng cho bạn cảm giác yêu thương bé hơn. Và sau quá trình vượt cạn gian khổ, bạn cần có thời gian để hồi phục trước khi bạn gần gũi với bé nhiều hơn.
Em bé rất đáng yêu và thích vuốt ve, nhưng em bé vẫn còn là một người mới, một người mà bạn cần tìm hiểu để biết. Không có phương pháp nào rõ ràng cho quá trình này, nhưng những cách sau có thể giúp bạn:
– Bồng và nhẹ nhàng dỗ dành bé, những cú chạm nhẹ vào người là rất thoải mái cho cả bạn và em bé.
– Nhìn vào mắt trẻ, nói chuyện và hát cho trẻ nghe thường xuyên.
Theo thời gian, bạn sẽ dễ dàng biết được cảm giác của trẻ, và sẽ biết cách để nuông chiều cảm xúc của trẻ.
Nếu sau vài tuần mà bạn vẫn không có cảm giác gần gũi, quyến luyến, thoải mái với em bé của bạn như ngày đầu tiên thì bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Trầm cảm sau sinh cũng là một điều khiến bạn không muốn gần gũi với con, cách tốt nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ sớm nhất có thể. Và bạn luôn luôn nhớ rằng, nếu sau sinh bạn có những dấu hiệu như luôn cảm thấy căng thẳng, cảm giác mọi người xa lánh mình thì hãy nói chuyện với chồng bạn, những người trong gia đình bạn, nếu để tình trạng này trở nên trầm trọng có thể sẽ dẫn đến những hành động đáng tiếc làm hại bạn và em bé.
Lời kết
Những ông bố, bà mẹ nào đang nghĩ trong đầu rằng gần gũi, quấn quýt bên con nhiều sẽ khiến con hư thì hãy suy nghĩ lại. Nghiêm khắc không có nghĩa là không gần con cái, gần gũi với con từ lúc mới sinh cho đến những năm tháng thời thơ ấu của con là cực kỳ quan trọng vì con trẻ sẽ phát triển tốt nếu có đầy đủ tình yêu thương, sự gần gũi và quan tâm của cha mẹ.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)