Khi các mẹ mang thai sẽ trải qua nhiều vất vả, và cũng không ngoại lệ khi mang thai lần 2 dù các mẹ đã có kinh nghiệm sinh sản. Dưới đây là những lời khuyên cho các mẹ cần chuẩn bị trước khi mang thai lần 2.
Việc các mẹ lên kế hoạch cho mang thai lần 2 là rất quan trọng, vì nó đòi hỏi tâm lý sẵn sàng để đối mặt với các vấn đề như vẫn phải chăm sóc con đầu lòng.
Thông thường các ý kiến cho rằng khi đứa con thứ nhất trên 4 tuổi là thích hợp để các mẹ chuẩn bị mang thai lần 2, vì vào thời điểm đó bé có thể chủ động hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
Thêm vào đó, đối với các mẹ khi sinh con đầu lòng phải mổ thì sẽ mất khoản thời gian ít nhất là 2 năm để phục hồi bộ phận sinh sản cho lần tiếp theo.
Trong trường hợp các mẹ chưa lành vết thương nhưng tiếp tục mang thai có thể dẫn tới các biến chứng như sinh non, nứt vỡ tử cung, nguy cơ mắc bệnh nhau cài răng lược…
Ngoài ra, tài chính nuôi con của hai vợ chồng là rất quan trọng, vì ngoài việc trang trải những khoản cho quá trình an thai, sau sinh, còn phải chăm lo cho bé đầu tiên, vì thế cả hai vợ chồng cần bàn tính kỹ với nhau trước khi quyết định mang thai lần 2.
Khi các mẹ vào giai đoạn mang thai lần 2 sẽ một số khác biệt so với lần 1 như:
Đây là một số khác biệt cơ bản nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 cho các mẹ để phát triển thai nhi khỏe mạnh.
3.1 Luôn theo dõi, thăm khám đều đặn
Sức khỏe là yếu tố hàng đầu cho các mẹ khi có ý định mang thai, vì khi mẹ có sức khỏe không tốt có thể ảnh hưởng đến trẻ trong giai đoạn thai kỳ. Do đó, các mẹ phải thăm khám bác sĩ thường xuyên sau để đảm bảo vẫn duy trì sức khỏe tốt nhất cho một thai nhi thứ 2 khỏe mạnh.
Khi thăm khám, xét nghiệm máu là quá trình không thể bỏ qua của các mẹ, vì phương pháp có thể cho các mẹ biết được tình trạng chất sắt trong cơ thể rõ ràng nhất. Cũng như phòng ngừa tình trạng thiếu máu của mẹ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Quan trọng hơn, quá trình thụ thai không chỉ đòi hỏi mẹ có trứng khỏe mạnh mà chồng cũng phải có lượng tinh trùng khỏe mạnh. Nên để tăng khả năng mang thai lần 2, các mẹ phải khuyên chồng hạn chế hoặc bỏ luôn thói quen xấu như hút thuốc, rượu, bia, hoặc thức khuya…để tăng chất lượng tinh trùng cho kết quả thụ thai như ý.
3.2 Các mẹ nên tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai
Khi chuẩn bị mang thai việc tiêm chủng là rất cần thiết cho các mẹ đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên và không bà mẹ nào thiếu sót. Điều này dẫn đến một suy nghĩ sai lầm là không cần tiêm chủng cho lần mang thai tới.
Việc tiêm chủng trong lần mang thai 2 sẽ khác biệt so với lần đầu, vì các mẹ sẽ được tiêm những loại vacxin như:
3.3 Tăng cường tập thể dục
Khi các mẹ trải qua sinh sản lần đầu thường sẽ rất tự ti về ngoại hình của mình, và do bận rộn chăm sóc con nhỏ nên bỏ qua những bài tập để lấy lại vóc dáng của mình.
Những điều này có thể gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh con lần 2 nếu các không thường xuyên tập luyện thể dục, vì thế các mẹ nên tập thể dục để giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường kháng thể, cũng như tránh tình trạng béo phì – là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng sinh sản của các mẹ.
3.4 Thể hiện tình yêu với con đầu lòng
Khi bắt đầu có con thứ 2, sự bận rộn của bố mẹ sẽ tăng lên, nên việc chi phối thời gian và tình thương cho cả hai phải công bằng.
Bố mẹ phải tiếp xúc, thể hiện tình yêu cho cả hai để con nhỏ không thấy có sự thiên vị, và sinh ra ý nghĩ mặc cảm, bị bỏ rơi, phân bì khi thiếu sự yêu thương từ bố mẹ.
Nếu có thể, bố mẹ nên thể hiện tình yêu cho mỗi bé trong thời gian khác nhau để trẻ thấy rằng vẫn được yêu thương và bảo vệ, từ đó trẻ có thể phát triển tâm lý bình thường và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với bố mẹ.
Đôi khi, bố mẹ cũng nên sắp xếp cho trẻ chơi cùng em để khi lớn lên hai trẻ có thể thân thiết hơn, và yêu thương nhau hơn không ganh tỵ với nhau.
Khi bước vào giai đoạn mang thai lần 2 các mẹ sẽ rất bận rộn vì phải vừa chăm sóc thai nhi, vừa phải chăm sóc con nhỏ, vì thế các mẹ nên nhờ sự giúp đỡ :
Khi các mẹ mang thai dù là lần đầu hay lần 2 đều phải trải qua những giai đoạn vất vả từ việc chăm sóc bản thân, con cái, gia đình, tính toán tài chính,..
Do đó, khi các mẹ cảm thấy quá sức hãy thổ lộ với chồng, bố, mẹ ruột, hoặc bố, mẹ chồng để được sự hỗ trợ kịp thời tránh gây ra những hậu quả không lường trước được. Chúc các mẹ nhiều sức khỏe để chăm sóc bé được khỏe mạnh.