Khi trẻ bị bắt nạt, trêu chọc nếu con không nói với bạn là bị bắt nạt, thì làm thế nào?
Hãy tìm ai đó mà con bạn tin tưởng: cậu, dì, anh chị họ, thầy cô giáo…Nhờ họ nói chuyện để con bạn nói ra, nếu không, sẽ rất khó giải quyết.
1. Khi nào thì phải nói chuyện với giáo viên hoặc làm việc với nhà trường:
Hiệu quả nhất vẫn là thảo luận, bàn bạc để con bạn đưa ra phương án và tự giải quyết. Các trường học ở Việt Nam thường không coi việc trẻ bắt nạt hoặc trêu chọc nhau là quan trọng.
Nhiều thầy cô giáo còn sử dụng lớp trưởng như công cụ đàn áp bạn bè, như là một biện pháp giữ gìn kỷ luật. Điều đó cực kỳ phản giáo dục, nhưng là một thực tế. Khi con nói là bị bắt nạt, sau khi đã nắm rõ sự việc, bạn nên đến gặp giáo viên trao đổi trực tiếp.
Nếu thấy giáo viên hiểu sự việc và hợp tác, bạn nên bàn bạc với giáo viên cách giải quyết. Nếu thấy thiếu sự hợp tác và con cũng không thể tự giải quyết, có lẽ phải đi “đường vòng” vậy:
– Gặp gỡ gia đình của đứa trẻ bắt nạt con bạn, không phải là để “mách”, mà có lẽ trước tiên nên làm quen để tạo sự thông hiểu. Sau khi đã quen biết nhau, thì trao đổi câu chuyện có lẽ sẽ dễ dàng hơn.
– Nên biết rõ về hoàn cảnh đứa trẻ bắt nạt, rồi có thể bạn phải tìm cách gặp trực tiếp đứa trẻ bắt nạt con bạn (chỉ một mình nó, không cho con bạn biết), để nói chuyện nghiêm túc.
Nếu cần, có thể phải “đe” một chút bằng thái độ đe nẹt và giọng nói nghiêm khắc.
– Nếu đứa trẻ không chỉ bắt nạt, mà còn đánh con bạn, thì bạn buộc phải gặp ngay thầy cô giáo, kế đến là gia đình đứa trẻ kia. Và việc cho con đi học võ để tự vệ có lẽ là cần thiết.
2. Bạn cũng nên hiểu là việc trẻ con bắt nạt nhau ở trường là việc xảy ở bất cứ nước nào trên thế giới, chứ không chỉ ở Việt Nam.
Ở đâu cũng vậy, nhà trường hầu như không thể giải quyết dứt điểm hiện tượng này. Con gái tôi sang Anh khi bắt đầu vào học lớp 4 ở một trường nội trú nữ.
Tuy rất tự lập, và cũng khá là bản lĩnh, mà cũng bị mấy bạn Hàn quốc ở cùng phòng bắt nạt, trêu chọc, làm cháu hoảng loạn luôn. Cũng may là hai mẹ con tôi cực kỳ thân thiết, nên con gái kể với tôi ngay khi sự việc bắt đầu xảy ra.
Thấy con mất ngủ, hoảng hốt, khóc nức nở mỗi khi hai mẹ con skype, tôi vừa thương vừa lo lắng. Khi thấy an ủi, động viên hàng giờ liền, con vẫn khóc, tôi bèn nghiêm giọng:
“Con hãy ngừng khóc ngay, nghiến răng lại, ngẩng cao đầu lên. Mẹ cho phép con đẩy bạn ra, quát lại bạn, hoặc làm bất cứ cái gì, miễn không nguy hiểm cho bạn và cho con. Con cần mẹ giúp gì, thì hãy suy nghĩ và nói với mẹ. Nếu con muốn về, mẹ sẽ cho con về VN học”.
Con gái ngừng bặt, có vẻ tỉnh ra. Sau đó, hai mẹ con bàn nhau để đưa ra các giải pháp có thể có.
Đến khi gặp lại con vào dịp nghỉ giữa kỳ, con đã tự giải quyết ổn thỏa. Được hỏi là giải quyết thế nào, con nói là con kết hợp tất cả các biện pháp, và rốt cuộc hầu như không ai chơi với bạn kia nữa, còn con thì đang có rất nhiều bạn.
Con gái tôi vậy đó: những lúc khủng hoảng hoặc hoảng sợ, điều con cần không chỉ là sự chia sẻ, cảm thông. Nhiều lúc, con cần một cú hích để giật mình tỉnh ra, để hiểu rằng mình đang hèn nhát, đang khóc lóc một cách vô ích.
Sau cú hích đúng lúc đó, con sẽ tỉnh táo lại để mà suy nghĩ về giải pháp và thường thì bao giờ con gái cũng tìm ra những giải pháp hiệu quả.
Chúc các ông bố bà mẹ hãy thực sự hiểu con và là chỗ dựa tinh thần giúp con vượt qua bất cứ sự bắt nạt nào của người khác, để có thể luôn ngẩng cao đầu trong cuộc sống.
Xem phần 1 tại đây
Nguồn Sưu tầm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)