Tổ chức cúng đầy tháng cho trẻ ngoài việc giới thiệu trẻ với họ hàng còn là dịp tạ ơn 12 bà Mụ vì đã nặn, chăm sóc trẻ khi còn trong bụng mẹ đến lúc chào đời.
Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, cách cúng đầy tháng cho trẻ khác nhau. Nhưng nhìn chung, cách sắm lễ vật, nghi thức cúng đầy tháng cho trẻ đều theo “công thức” sau:
Cách tính ngày cúng đầy tháng cho con:
Theo truyền thống, ngày cúng đầy tháng cho trẻ được tính theo âm lịch và phụ thuộc vào giới tính trẻ “gái sụt 2, trai sụt 1”. Nếu bé gái, ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh (âm lịch), còn bé trai lùi lại một ngày.
Ví dụ: nếu bé sinh vào ngày 28/3 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 26/4 âm nếu đó là bé gái. Nếu là bé trai thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 27/4 âm.
Giờ cúng:
Lễ cúng đầy tháng cho trẻ thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối tùy gia đình.
Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng:
Theo dân gian từ khi bé ở trong bụng mẹ đến khi sinh ra đều do 12 bà Mụ nặn, chăm sóc, mỗi người đảm nhận một chức năng khác nhau. Do vậy trong lễ đầy tháng ngoài việc tổ chức tiệc mời khách giới thiệu thành viên mới trong nhà, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ cúng đầy tháng cho trẻ gồm:
– Lễ vật cúng 12 bà Mụ đầy đủ gồm:
– Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy (gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người lầm tưởng):
– Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.
Cách sắp bàn cúng:
Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.
Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu
Các nghi lễ cúng đầy tháng:
Cách cúng và khấn:
Sau khi đặt hết lễ vật lên trên bàn cúng, người lớn trong gia đình, dòng họ có thể là ông, bà, bố, mẹ sẽ đại diện một người thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.
Bài khấn đơn giản: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âl), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Khi đã khấn xong người thực hiện nghi lễ đứng trước án châm trà, vái 3 lạy khấn ơn trên phù hộ cho đứa trẻ sau đó vẩy rượu, gạo, muối và mang vàng mã đi hóa.
Nghi thức khai hoa:
Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bàn, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.
Kết thúc nghi thức cúng, mọi người cùng gửi đến bé những điều tốt đẹp nhất.
Sau tất cả các nghi thức trên người thân, họ hàng, các vị khách tham dự tiệc tùng sẽ ẵm bồng bé và gửi những lời chúc mọi điều tốt lành + lì xì đến bé.
Vui lòng chọn giới tính của bé
Vui lòng nhập thông tin cần tìm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)