Cha mẹ cần giải tỏa những chấn thương để giáo dục con cái

bap
646

Là chuyên gia Fullbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người sáng lập tổ chức Liên Hiệp Phát triển tâm lý Học đường tại Việt Nam 2009, TS Lê Nguyên Phương cho rằng các bậc cha mẹ cần tự chuyển hóa, giải tỏa những chấn thương và nút thắt của mình để giáo dục con cái thành công và hạnh phúc hơn.

chuyên gia Fullbrigh

  • Theo dõi Facebook của ông cho thấy ông đã trải qua nhiều cuộc hội thảo về giáo dục và tâm lý. Ông có thấy bất ngờ không khi Việt Nam chào đón ông và quan tâm nhiều tới lĩnh vực tâm lý như vậy? Và khi tham gia diễn thuyết, giảng về tâm lý ở Việt Nam, điều ông nhận thấy là gì ở 2 đối tượng là giáo viên và phụ huynh?

– Cám ơn bạn đã cho tôi cơ hội trò chuyện với độc giả của Báo Thanh tra. Thật ra, tôi không ngạc nhiên về sự quan tâm của quần chúng cũng như giới chuyên môn ở Việt Nam về một lãnh vực tâm lý ứng dụng như Tâm lý Học đường.  Trong một thời gian dài, xã hội Việt Nam còn phải chú ý đến vấn đề cơm ăn áo mặc và còn lệ thuộc trong một tầm nhìn đơn điệu về hành vi của con người. Có nhiều vấn đề khó khăn thậm chí khủng hoảng tâm lý vẫn hiện diện đấy nhưng chúng dễ dàng bị cái đói và cái nhìn đồng phục che khuất. Khi mà hệ giá trị chỉ có trắng và đen, đúng và sai, ngoan và chưa ngoan, vì thế một bên là khen thưởng và một bên là trừng phạt, và trừng phạt thường bằng bạo lực, thì rất khó mà chúng ta thấy rằng những hành vi không bình thường của trẻ là do những nhu cầu tâm lý của chúng chưa được đáp ứng. Nay chúng ta “tỉnh táo” hơn một chút, nhân văn hơn một chút đối với chính mình và mọi người thì dĩ nhiên chúng ta phải quan tâm đến tâm lý thôi.

Trong giới hạn một vài nơi tôi đến tập huấn cho giáo viên và nói chuyện với phụ huynh, tôi cảm động với thái độ cầu học của họ. Những người tôi gặp hoang mang và ý thức là cần học hỏi thêm để có thể làm thầy cô và cha mẹ tốt hơn. Họ mong muốn cho con và trò của họ được thành công hơn, nhưng giáo viên thì biết những điều họ học trong nhà trường nơi họ được đào tạo không đủ, và đối với cha mẹ việc dạy con theo lối “gia truyền” cũng không đủ, vì thế họ phải đi tìm và đi học. Thông điệp của tôi về việc cha mẹ cần tự chuyển hóa, giải tỏa những chấn thương và những vướng mắt của mình để giáo dục con cái của chúng ta thành công và hạnh phúc hơn đã được đón nhận rất tích cực.

  • Những câu chuyện bạo lực học đường vẫn đang xảy ra, và chỉ có hạn chế như vụ cô giáo cho bạn tát 231 cái, hay cô giáo đánh học sinh nhập viện,.., Tiến Sĩ có thể chia sẻ từ góc nhìn của một nhà tâm lý học như thế nào? Và ông có thể chia sẻ kinh nghiệm mà ông biết từ các nước khác họ xử trí vấn đề đó như thế nào?

– Tôi đồng ý với bạn là những chuyện đó là chuyện đáng buồn và thậm chí có thể đáng phẫn nộ nữa, nhưng thú thực tôi không ngạc nhiên. Trong một xã hội mà bạo lực còn được xem phương cách để giải quyết vấn đề, trong một nền văn hóa mà con cái và học trò phải ngoan ngoãn phục tùng mẹ cha thầy cô vô điều kiện, và trong một đất nước mà luật pháp xử lý những chuyện như vậy chưa thực sự nghiêm minh thì những chuyện như vậy sẽ còn tiếp diễn. Đứng về phương diện tâm lý và đặc biệt là ngành Tâm lý Học đường, tôi nghĩ ngay đến việc giáo viên thiếu kỹ năng quản lý lớp học và giao tiếp với học sinh, đến nhà trường thiếu các chuyên viên tâm lý có kiến thức và kỹ năng xây dựng chương trình kỷ luật tích cực, và đến những chương trình kỹ năng sống trong đó học sinh biết cách tự bảo vệ mình. 

Tôi không nghĩ giáo viên nào ở Hoa Kỳ lại bạo gan hành hung học sinh như vậy để đặt vấn đề họ sẽ bị xử trí như thế nào. Chắc chắn giáo viên đó sẽ bị học khu sa thải, bị phụ huynh kiện ra tòa, và trong tương lai họ sẽ rất khó xin việc ở các học khu khác. Tuy nhiên, họ cũng sẽ được công đoàn bảo vệ và có thể mướn luật sư để bảo vệ nếu họ bị vu oan, xử lý không minh bạch và công bằng.

  • Thông tư 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về việc triển khai phòng tâm lý học đường ở các trường phổ thong là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nó chính thức có hiệu lực từ ngày 2/2/2018 nhưng dường như chưa tới được với các trường. Vậy chúng ta phải bắt đầu như thế nào để thông tư này thưc sự giúp ích cho các em học sinh?

– Thông tư 31/2017 là một tín hiệu đáng mừng nhưng có lẽ nó chỉ là tín hiệu mà thôi. Nếu chúng ta biết rõ về tình hình ngân sách tuyển dụng trong nhà trường, vấn đề quá tải về công việc của giáo viên bị bắt kiêm nhiệm vai trò chuyên viên tham vấn, vấn đề thiếu kỹ năng và kiến thức của giáo viên về hoạt động tham vấn, và vấn đề chức năng thực sự của người chuyên viên tâm lý và tham vấn của các nước trên thế giới, thì chúng ta sẽ thấy Thông tư 31 có khá nhiều bất cập. 

Và vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các Sở giáo dục sẽ lúng túng khi phải triển khai thông tư này. Muốn làm đúng, chúng ta phải bắt đầu bằng một kế hoạch xây dựng các tiêu chí chuyên môn và đạo đức nghề, quy trình sàng lọc và can thiệp, bản mô tả chức năng và nhiệm vụ của chuyên viên, kế hoạch thay thế dần giáo viên kiêm nhiệm bằng chuyên viên tham vấn được đào tạo ở cấp thạc sỹ chính quy… Nói chung là một kế hoạch toàn diện và dài hạn.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải nghĩ tới tạo điều kiện cho nhiều trường đại học trong nước xây dựng chương trình đào tạo ngành Tâm lý Học đường, tạo điều kiện đầu ra linh hoạt và đa dạng cho sinh viên tốt nghiệp, chuẩn hóa các công cụ đánh giá và can thiệp, dịch thuật và soạn thảo các tài liệu và sách giáo khoa cho ngành. 

Không thể nào đưa một dịch vụ vào trong học đường chỉ đơn giản bằng một mệnh lệnh hành chính. Chúng ta cần một cái nhìn toàn diện và một tư duy mang tính hệ thống hơn để thấy được những yếu tố nào, điều kiện nào, và thời gian bao lâu chúng ta cần chuẩn bị để có một dịch vụ Tâm lý Học đường hoàn chỉnh trong nhà trường. 

Chúng ta đi sau các nước khác về ngành, nghề, dịch vụ này cả nửa thế kỷ và đây là lợi thế để chúng ta có thể học hỏi và tránh những lỗi lầm các nước khác đã phạm phải, nhưng nếu lúc nào chúng ta cũng thích “đi tắt đón đầu” theo kiểu chắp vá, vừa làm vừa sửa thì tôi e rằng “họa hổ bất thành phản loại cẩu”.

  • Dạy Con Trong Hoang Mang 1, 2 là bộ sách khai trí cho nhiều phụ huynh Việt Nam. Ông có ý định viết thêm cuốn số 3 hay không? Và nếu có thì có thể hình dung về nó như thế nào?

– Quả thực cũng có nhiều ý kiến độc giả muốn tôi viết tiếp cuốn 3 trong bộ sách Dạy Con Trong Hoang Mang. Còn quá nhiều vấn đề về nuôi dạy con cái cần bàn tới. Chẳng hạn vấn đề thai giáo nhìn từ góc độ khoa học đặc biệt khoa học thần kinh, vấn đề dạy cho con một số đức tính như ý chí và nghị lực, phát triển trí thông minh cho con, phát triển các loại tư duy cho con như tư duy phản biện, chiến lược, hệ thống… 

Nói tóm lại, nếu có cuốn 3 thì đó là cuốn sách hướng dẫn phụ huynh bổ sung cho mình những kỹ năng và xây dựng những đức tính cho chính mình để đồng hành cùng con sau khi đã tự chữa lành những chấn thương và nội kết của riêng mình.

Tuy nhiên, tôi cũng muốn viết một cuốn sách cho tuổi teen, chia sẻ với các em những vấn đề trong cuộc sống nhìn từ cặp mắt của một nhà tâm lý để các em có thể chuẩn bị hành trang vào cuộc đời. Và cả một bộ sách cho phụ huynh để họ có thể giáo dục bổ sung cho con cái ngoài những gì chúng học ở trường, nếu họ muốn con cái của họ có những kỹ năng ngang tầm với tuổi trẻ thế giới. Quả là tham lam nhưng thời gian thì có hạn, cho nên tôi cũng để tự nhiên thôi, nhân duyên hội đủ thì chúng sẽ ra đời thôi.

Nguồn: Báo Thanh Tra

Tags:

Review

Bột ăn dặm Nga có thực sự tốt không?

Bột ăn dặm Nga có thực sự tốt không?

Điều đầu tiên, trước khi mẹ muốn cho con...
Gối chống trào ngược Babymoov và những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Gối chống trào ngược Babymoov và những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Vấn đề trào ngược dạ dày đang được nhiều...
Review chi tiết ghế ăn dặm Newber mới nhất cho các mẹ

Review chi tiết ghế ăn dặm Newber mới nhất cho các mẹ

Ghế ăn dặm Newber có tốt cho bé không?...
Top 7 dầu oliu cho bé ăn dặm bán chạy nhất hiện nay

Top 7 dầu oliu cho bé ăn dặm bán chạy nhất hiện nay

Dầu oliu là dầu được chiết xuất từ trái...

Được quan tâm nhất

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

Những stt suy ngẫm về cuộc đời được nhiều người ưa thích

34 stt suy ngẫm về cuộc đời được những...
Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...

Bài mới nhất

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Trẻ em tiếp xúc sớm với internet: Cần định hướng đúng

Thế hệ gen Z (1996-2014) và gen Alpha (2015-2025)...
TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

TikTok, Instagram bị tố cáo tiếp tay cho nạn trộm xe

Những video quay quá trình “bẻ khóa” chỉ trong...
‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

‘Sự thân mật giả tạo’ với chatbot AI

Cuộc sống cô đơn khiến nhiều người tìm đến...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

[COFFEE TALK]: “Nuôi Dưỡng Những Trẻ Em Tài Năng Và Lương Thiện”

790
Sau sự thành công buổi Cofffee Talk đầu tiên, và được sự ủng hộ từ các bố, mẹ. Dayconkieunhat.vn sẽ tiếp tục mang đến chủ đề buổi chia sẻ...

[Coffee Talk]: Mẹ Nhật Nuôi Con Thành Công Như Thế Nào?

674
Chào tất cả các mẹ, Dayconkieunhat sẽ tổ chức một buổi trong tuần này với chủ đề chia sẻ kinh nghiệm nuôi con của mẹ Nhật tại thành...

Cha mẹ cần giải tỏa những chấn thương để giáo dục con cái

646
Là chuyên gia Fullbright của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người sáng lập tổ chức Liên Hiệp Phát triển tâm lý Học đường tại Việt Nam 2009,...