Cha mẹ biết nhường nhịn để con lớn lên

bap
2292

Hơn một vạn bản sách “Dạy con trong hoang mang” mới ra mắt vài tháng đã được các bậc cha mẹ Việt “săn lùng” ráo riết, nhiều lời yêu cầu viết tiếp được gửi tới tác giả- TS Lê Nguyên Phương. Trong Dạy con trong hoang mang 2 vừa ra mắt, tác giả thẳng thắn đề cập “những nhận thức sai lầm của thế hệ trước” cũng như phê phán lối bao bọc, kiểm soát con thái quá của các “cha mẹ trực thăng”…

TS Lê Nguyên Phương

TS Lê Nguyên Phương

Lý do nào khiến ông viết sách dạy con?

Trong khoảng 10 năm qua, chúng ta thấy rằng phụ huynh rất hoang mang trong việc lựa chọn phương pháp nuôi dạy con cái. Sự thay đổi của nội tại xã hội, sự hội nhập với thế giới khiến Việt Nam nhận nhiều luồng tư tưởng văn hóa khác nhau. Ngay những quan niệm truyền thống về nuôi dạy con của người Việt cũng không còn phù hợp 100% với thời đại mới nữa… Các nhà sách ở Việt Nam rất tinh nhạy với nhu cầu của phụ huynh nên đã cho ra mắt nhiều cuốn sách nuôi dạy con cái. Nào là dạy con theo kiểu Do Thái, theo lối Đức, Nhật Bản… Ngoài ra còn có một số cuốn sách về kỹ năng nuôi dạy con được dịch thẳng từ các ngôn ngữ khác… Tôi thấy những cuốn này chưa phản ánh được văn hóa của người Việt và thực trạng nuôi dạy con cái tại xã hội Việt Nam hiện nay. Thêm nữa, một phương pháp, kỹ năng nuôi dạy con có thể rất tốt nhưng quan trọng là phụ huynh có sử dụng được phương pháp đó không.

Việc dạy con trẻ càng ngày càng khó thì phải, thưa ông?

Quá khó. Chúng ta cứ tưởng dạy con là chỉ cần vài bài học có sẵn, cha truyền con nối, cứ thế áp dụng. Nhưng xã hội ngày nay với sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hóa khác trên thế giới khiến những bài học cũ không còn nhiều tác dụng nữa. Cho nên bây giờ dạy con nên người thôi đã rất khó chứ chưa nói đến dạy con thành công. Dạy con thành công rồi mà con không cảm thấy hạnh phúc thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bạn dạy con theo lối độc đoán chắc chắn không được, có thể con sẽ thành công đó, nhưng sẽ tạo ra đứa trẻ độc tài, khó chịu và luôn mặc cảm. Dạy con theo lối nuông chiều cũng không xong, bởi sẽ tạo ra những đứa trẻ quá nhạy cảm, không bao giờ cứng cỏi, không thể đáp ứng những thử thách của cuộc sống, và có thể sẽ rất ích kỷ. Nhưng dạy con theo lối bỏ mặc thì còn tệ hơn nữa. Đứa trẻ lớn lên có thể sẽ rất hoang mang bởi nó không có được một sự định hướng, hỗ trợ nào từ cha mẹ.

Ngay như trồng một cái cây hoặc nuôi một con chó thôi, nếu không chăm chút thì cái cây đó chẳng phát triển khỏe mạnh, con chó đó chẳng nhu hòa, huống chi một con người.

Vậy phương pháp dạy con ông đưa ra là gì?

Chỉ có một phương pháp, là lối dạy “từ nghiêm”- dạy với sự kỳ vọng nhưng cũng cả với lòng yêu thương.  Từ này tôi tạm dùng để diễn tả nội hàm của chữ “authoritative” trong tiếng Anh sử dụng trong nghiên cứu về lối dạy con. Có thể hiểu vắn tắt, với lối dạy từ nghiêm này, cha mẹ sẽ đặt ra kỳ vọng cao đủ cho con cái để chúng, với nỗ lực nhất định có thể thực hiện được, chứ không phải kỳ vọng quá mức. Khi đưa ra các kỳ vọng thì cha mẹ cũng phải hỗ trợ tốt nhất cho con cái cả về vật chất lẫn tình thần.

Trong sách của ông có nói về “những vô minh của thế hệ đi trước” khiến con cái phải gánh chịu những khổ đau mà chính cha mẹ đã và đang nếm trải. Ông có thể giải thích rõ hơn?

Khi viết bộ sách này, điều mong muốn duy nhất của tôi là thế hệ con cháu của chúng ta không phải gánh chịu những khổ đau mà chúng ta đã và đang trải qua. Khổ đau đó một phần vì những vô minh của thế hệ đi trước, nó cũng là hậu quả những vô minh của chúng ta, những di sản mà với tinh thần trách nhiệm chúng ta phải thừa nhận và cùng bắt tay nhau để giải quyết. Nếu chúng ta vẫn còn tiếp tục vô minh thì sẽ tiếp tục gây khổ đau cho con cái. Và chuyện này sẽ kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, giống như một hình thức mà Thiên Chúa giáo gọi là “tổ tông truyền”. Vô minh đó không phải là cái gì xấu xa mà chỉ là do nhận thức sai lầm đi đôi với những chấn thương hay nội kết của mỗi thế hệ. Làm người thì ai cũng có cái vô minh đó. Đó là thân phận của con người.

Còn khái niệm “cha mẹ trực thăng” thì sao?

“Cha mẹ thực thăng” (helicopter parents) là từ do các em vị thành niên ở Hoa Kỳ dùng để mô tả việc cha mẹ kiểm soát con cái giống như cách mà các trực thăng bay vần vũ trên đầu. Nó được ghi nhận đầu tiên bởi Tiến sỹ Haim Ginott trong cuốn Cha Mẹ và Trẻ Vị Thành Niên xuất bản năm 1969. Một số chuyên gia cho đây là kiểu cha mẹ tự gánh quá nhiều trách nhiệm cho sự trải nghiệm của con cái, đặc biệt là thành công và thất bại của chúng. Một số chuyên gia khác gọi đó là cách chăm con thái quá, bảo vệ thái quá. Tôi gọi đó là những phụ huynh cứ tưởng họ là cây cao che bóng mát cho con, thực ra là phủ bóng tối lên đời con. Trong khi trẻ cần sự chủ động và tự quyết trong đời sống thì nhiều bậc cha mẹ lại không biết điều chỉnh mức độ hỗ trợ hay kiểm soát mà vẫn tiếp tục dạy con theo kiểu… máy bay trực thăng. Cha mẹ cần phải biết lùi lại và buông xuống để cho con được lớn.

Ông có lời khuyên gì cho các bậc cha mẹ trẻ đang bắt đầu hành trình nuôi dạy con?

Tôi thích tư vấn hơn là đưa lời khuyên. Cha mẹ hãy dành thời giờ cho con, trò chuyện cùng con, ngay cả khi đứa trẻ chưa có sự phát triển ngôn ngữ. Khi mình có mặt trọn vẹn ở bên con sẽ tạo một sự điều hòa hỗ tương giữa hai hệ thống thần kinh, là điều cần thiết cho đứa trẻ.

Dùng nhiều thời gian cho con cũng là một cách giúp cha mẹ học thiền định. Cha mẹ muốn dành thời gian cho con thì tâm cha mẹ phải bình an. Hãy coi con cái mình là một đối tượng thiền định. Làm được như vậy thì cha mẹ phải can đảm nhìn lại quá khứ xem mình có những ẩn ức gì để hóa giải, khi đó mới có thể nuôi dạy con tốt.

Tags:

Review

Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Review 5 loại nước súc miệng cho bé bảo vệ răng, miệng tốt nhất

Việc đánh răng vẫn chưa thể đảm bảo cho...
[Review] Bình sữa thủy tinh có tốt không khi mua cho bé sử dụng

[Review] Bình sữa thủy tinh có tốt không khi mua cho bé sử dụng

Nhiều mẹ đang đau đầu khi nhắc đến việc...
Review bình sữa Dr Brown chi tiết nhất cho bé và mẹ

Review bình sữa Dr Brown chi tiết nhất cho bé và mẹ

Với tần suất tìm kiếm bình sữa Dr Brown...
Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Review 5 loại kem đánh răng cho bé an toàn nhất

Khi đến tuổi mọc răng, việc rèn luyện thói...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Nên chọn balo cho bé lớp 1 như thế nào là đúng?

2061
Lựa chọn balo cho bé lớp 1 là điều khó khăn với nhiều bố mẹ, vì không biết nên mua cho con loại balo như thế nào là đúng...

Dạy con thông minh bằng cách mắng con khoa học

3798
Dạy con 2 tuổi là thời kì trẻ hành động theo ý nghĩ của bản thân: trẻ không chịu nghe lời, ghét đánh răng, tắm rửa và chơi rất...

Điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ càng sớm càng tốt

1949
Thắng lưỡi là màng niêm mạc mỏng hình tam giác, dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Dính thắng lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm...

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

1382
Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành tính, bề mặt lưỡi có các vết, mảng đỏ phân bố rải rác giữa các lớp gai vị giác, nhìn...