Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi là một trong những điều cần thiết cho bộ não của bé. Một đứa trẻ thông minh là một đứa trẻ có một bộ não phát triển với những suy nghĩ, lập luận logic, có khả năng sáng tạo cao.
Bạn có muốn con bạn có được một trí tuệ vượt trội như vậy không?
Để có thể giúp trẻ phát triển trước hết bạn phải hiểu được đặc điểm phát triển trí tuệ của trẻ. Vậy trí tuệ của trẻ phát triển như thế nào? Hãy để dayconkieunhat.vn giải đáp giúp bạn nhé.
1. Ngôn ngữ của trẻ từ 1 đến 2 tuổi phát triển mạnh:
Giai đoạn trẻ từ 1 đến 2 tuổi là thời kỳ mà ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Bé có thể nhận biết thế giới xung quanh thông qua những từ ngữ mà bé học được.
Lúc này, lời nói chính là cách để bé thông báo cho bạn biết bé muốn gì, như: đòi ăn, đòi đồ chơi, hay khi bé cần ngồi bô. Ngược lại, trẻ cũng có thể hiểu và thực hiện một số yêu cầu của người lớn.
Trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng, mỗi tuần bé có thể phát âm thêm từ 10 đến 20 từ mới. Khi bé được 24 tháng, vốn từ có thể lên đến 200 từ và bé hiểu một số lượng từ cao hơn thế nhiều lần.
Bạn hãy thường xuyên trò chuyện cùng bé bởi vì bé rất thích được cùng bạn trò chuyện, làm như vậy bạn đã giúp trẻ có thể phát âm tốt và không bị ngọng. Trẻ có thể chưa đáp lại được nhiều, nhưng việc này còn giúp mở rộng vốn từ của trẻ.
2. Trí tuệ vận động của trẻ từ 1 đến 2 tuổi:
Trẻ bước vào giai đoạn 15 tháng tuổi đã chập chững đi, biết đẩy xe, đứng lên, ngồi xuống và chơi xếp gỗ đơn giản.
Đến 18 tháng tuổi, hầu hết các trẻ đều biết đi, thậm chí cả biết chạy. Trẻ đã có thể vịn leo cầu thang, chơi chung trò chơi có tổ chức như nắm đuôi áo nhau chơi trò “đoàn tàu tí hon”.
Trẻ cũng phát triển tốt hơn các kỹ năng vận động: có thể cầm bút chì, vẽ nguệch ngoạc lên giấy, xếp chồng các khối gỗ từ loại nhỏ đến to hay có thể cầm thìa múc đồ ăn.
Đến giai đoạn 18-24 tháng, trẻ biểu hiện những động tác rất ngộ nghĩnh đáng yêu: như đi lắc la lắc lư, chạy lung tung, bò trước bò sau, đôi tay nhỏ luôn vận động linh hoạt, múa may diễn trò.
Ngoài ra bé có thể ngồi chơi, leo trèo, trượt cầu trượt, cong lưng cúi người để nhặt đồ chơi mà không bị ngã.
3. Sự phát triển trí tuệ toán học của trẻ từ 1 đến 2 tuổi:
Trẻ 1 đến 2 tuổi đã có những biểu hiện về toán học, nhưng vẫn ở mức độ đơn giản:
– Bắt đầu đã có thể nói được một vài số đếm, có thể dùng ngón tay để biểu thị độ tuổi của mình.
– Bước đầu trẻ có thể hiểu được thứ tự sắp đặt, có thể dùng số lượng nhiều hoặc ít để phân biệt các vật.
– Trẻ có khả năng tính toán ước lượng như hiểu được nếu cho thêm thì đồ vật sẽ nhiều hơn, nếu lấy đi thì đồ vật sẽ ít đi.
– Có thể dùng các chữ số để phân biệt chính xác đẳng cấp của vật thể.
– Có thể tiến hành phân loại đơn giản.
4. Sự phát triển trí tuệ nhận thức của trẻ:
Trí tuệ tự nhận biết chính là khả năng nhận thức bản thân, có lòng tin với bản thân, có thể tin cậy người khác, quan tâm người khác, có thể phát hiện ra những biểu hiện tình cảm thông thường của mình với người khác, có thể thông cảm với người khác, đầy tính hiếu kì và hứng thú với thế giới bên ngoài.
Khả năng tập trung của trẻ ở giai đoạn này vào đồ chơi cũng cao hơn. Thời gian tự chơi của trẻ lúc này là 50-60 phút. Hành vi của trẻ đối với đồ chơi dần dần mang tính khống chế hơn và tìm tòi nghiên cứu hơn.
Qua những trò chơi bé chơi và thất bại bé đã dần thiết lập được những mối quan hệ hành động nguyên nhân – kết quả và mối liên hệ giữa các đồ vật, ví dụ: ấn tay vào búp bê, búp bê kêu; đạp chân vào bập bênh, bập bênh chuyển động; hay đụng vào quả bóng thì quả bóng lăn…
Khả năng nhận biết sự tương đồng, khác biệt của trẻ tăng mạnh, nên trẻ rất thích việc sắp xếp, phân loại các đồ vật, đồ chơi vào các nhóm như: các loại quả, các con vật…
Trong các trò chơi trẻ đặc biệt thích thú với các trò chơi “giả vờ”, đặc biệt là “giả vờ” nói chuyện trên điện thoại. Bố mẹ sẽ có dịp quan sát con của mình cầm điện thoại lên và nói bập bẹ như có người ở đầu dây bên kia thật.
5. Vào giai đoạn này trí tuệ không gian của trẻ vô cùng phát triển:
Trẻ giai đoạn 1 tuổi có thị giác và khả năng nhận thức phát triển một cách nhanh chóng.
Trẻ biết phân biệt những màu sắc và hình dạng đơn giản. Thời kì này được gọi là phát triển không gian thị giác của trẻ. Đây là một bước tiến bộ lớn trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ.
Ở giai đoạn trẻ từ 1 đến 2 tuổi này trẻ có thể thành thạo leo, bắt đầu chập chững học đi. Nhìn trẻ nhỏ từ lúc biết vẽ lung tung những đường nét đơn giản tới khi dần vẽ ra những hình có thể phân biệt được.
Từ chỗ ngoan ngoãn để cha mẹ mặc quần áo cho đến lúc khóc la đòi tự chọn và kết hợp quần áo của mình, bạn sẽ thấy bé đã trưởng thành hơn rất nhiều.
Khái niệm về thời gian ở trẻ vẫn còn mơ hồ, chưa biết thế nào là ngày mai, hôm qua. Trẻ cũng chưa hiểu được các từ trừu tượng, ví dụ như đẹp, nặng, nhẹ…nếu như không được nhìn, sờ trực tiếp.
6. Trí tuệ tự nhiên của trẻ phát triển.
Trí tuệ tự nhiên được trẻ thể hiện qua sự yêu thích thiên nhiên và các hoạt động ngoài trời; trẻ giỏi quan sát, có hứng thú và quan tâm đặc biệt tới động vật hoặc thực vật; tính hiếu kì mạnh mẽ và tìm hiểu trước những sự vật mới lạ; khả năng phân biệt và phân loại giản đơn đều là biểu hiện của trí tuệ tự nhiên.
Những đứa trẻ có trí tuệ tự nhiên phát triển bình thường sẽ có những biểu hiện mà dạy con kiểu Nhật liệt kê dưới đây:
Ngoài ra có một số trẻ có biểu hiện bất thường, đó là hành vi xem thường mọi việc, khi đó trẻ tỏ ra lơ đãng với xung quanh hoặc ngồi không mục đích.
Nếu khoảng thời gian này chiếm từ 15-25% thời gian thức của trẻ thì có thể não trẻ phát triển không đầy đủ, trình độ nhận thức của trẻ kém hoặc trẻ mắc bệnh tự kỉ. Cha mẹ phải tuyệt đối quan tâm đến vấn đề này.
7. Những biểu hiện âm nhạc của bé:
Giai đoạn này bé rất thích nghe nhạc, thích hoạt động âm nhạc, trẻ có thể hát và gõ nhịp chính xác, có thể tạo ra sự biểu diễn âm nhạc đơn giản, bộc lộ cảm xúc…Khi nghe một bản nhạc nào đó, bé nhảy theo nhạc, có động tác nhất định và kỹ thuật để kết hợp với âm nhạc.
8. Trí tuệ giao tiếp của trẻ rất phát triển:
Biểu hiện trí tuệ giao tiếp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi là thích giao tiếp qua lại với mọi người, có thể thấu hiểu người khác, dễ dàng trao đổi với họ, hay giúp đỡ và có khả năng học hỏi, hợp tác với người khác.
Khi được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi bé không thích chơi với không gian nhỏ hẹp trong nhà mà muốn ra ngoài chạy nhảy và bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Khi có người lớn giám sát bên cạnh mình, bé bắt đầu thăm dò môi trường xung quanh.
Trẻ sẽ chủ động kết giao với người lớn, tiếp nhận một vài người thân ngoài những người trong gia đình như: cô trông trẻ, hàng xóm… Trẻ tích cực kết giao với các trẻ khác, tạo dựng tình bạn, có thể chơi cùng các bạn khác hay cho người khác đồ chơi của mình.
Đặc biệt ở bé xuất hiện hành vi xã hội mới, khi người bên cạnh buồn chẳng hạn, bé sẽ có những hành động an ủi người đó.
Vậy bố mẹ cần làm gì để phát huy hết khả năng của trẻ? Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số vai trò của bố mẹ trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 2 tuổi:
Bố mẹ hãy đưa trẻ ra ngoài đi dạo và bố mẹ cũng nên tìm hiểu những kiến thức có tính chất định hướng trong việc bồi dưỡng năng lực, trí tuệ cho trẻ. Chẳng hạn, với độ tuổi từ 12 đến 18 tháng thì cách tốt nhất giúp bé làm quen với việc tư duy là thông qua các trò chơi.
Hãy chọn các đồ chơi có hình khối và màu sắc vì chúng vừa hấp dẫn trẻ vừa giúp bé phát triển tư duy. Khi cho con chơi, các bậc cha mẹ nên tập cho bé cách nhận biết màu sắc thông qua hình ảnh của những con vật, hình khối, những kích thước khác nhau…
Rồi sau đó hỏi trẻ con vật nào to, con vật nào bé, vật nào màu đỏ, màu xanh, hình nào cao, hình nào thấp…
Tuy chưa nói được nhiều nhưng bé đã có thể hiểu, nhớ những bài thơ đó, và nói được một vài từ liên quan nếu người lớn gợi ý, thậm chí bé có thể u ơ theo giai điệu câu hát quen thuộc.
Để con phát triển bố mẹ đừng ngại tạo ra môi trường sống tốt cho con. Chúc các mẹ thành công!
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)