Để có thể cho bé chơi trò chơi phù hợp với lứa tuổi, giúp bé phát triển các giác quan, dưới đây dayconkieunhat.vn gợi ý những trò chơi cho bé vào lớp 1 giúp bé phát triển tốt hơn, học tiếp thu nhanh hơn.
1. Bé ơi tập đếm nào!
Mục đích: Trẻ làm quen với phép đếm (số lượng 1,2 và nhiều).
Cách chơi:
– Bạn hãy hướng dẫn trẻ đếm số lượng của từng bộ phận cơ thể. Bạn hỏi: “Có mấy mắt?” Cả bạn và trẻ cùng đếm “một, hai” và nói: “Có hai mắt”. Tương tự như vậy, bạn đặt các câu hỏi về các bộ phận khác.
– Lúc đầu, trẻ đếm theo, sau đó bạn cho trẻ tự đếm. Khi trẻ đếm số lượng ngón tay, ngón chân, bạn cần hướng dẫn trẻ đếm từ trái sang phải để trẻ không bị nhầm lẫn.
2. Nhanh mắt tìm chữ
Mục đích:
– Luyện phát âm và nhận biết chữ cái đã học.
– Luyện khả năng quan sát nhanh.
Chuẩn bị:
– Bạn hãy chuẩn bị cho bé một bộ lô tô có các chữ cái mà bạn cần luyện cho trẻ (mỗi một chữ cái là 4 – 5 tranh; ví dụ chữ b: tranh vẽ quả bí, bầu, bưởi, bóng, bàn…).
Cách chơi:
– Bạn hãy cho bé bộ lô tô đã chuẩn bị.
– Sau đó hướng dẫn trẻ chơi:
3. Ai giống với bé nào?
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và nói nhanh tên các con vật, rau, củ, quả quen thuộc.
Chuẩn bị: Một số tranh lô tô về các con vật và các loại rau củ quả.
Luật chơi: Trẻ nhận biết, tìm đúng tranh của mình giống tranh của bạn và giơ lên.
Cách chơi:
– Cách 1: Bạn và bé mỗi người có một số tranh lô tô, trẻ bày tranh lô tô ra trước mặt. Khi bạn giơ tranh vẽ con vật, rau, củ, quả gì, thì hãy để bé nhận biết và tìm trong những bức tranh trước mặt bé và giơ đúng bức tranh vẽ con vật, rau, củ, quả đó lên và cùng nói to tên tranh.
Ví dụ: Bạn giơ tranh vẽ quả đu đủ và nói: “Con có tranh giống mẹ không nhỉ?”, bé có tranh vẽ quả đu đủ giơ lên và nói to “quả đu đủ”. Hoặc bạn giơ tranh vẽ con bò, và hỏi bé để bé giơ lên và nói to “con bò” v.v…
– Cách 2: Bạn ngồi khoảng cách xa bé một chút. Khi bạn nói tên tranh, hãy để bé tìm tranh và cầm chạy lên chỗ bạn, cùng giơ tranh lên và nói to tên tranh.
4. Vườn hoa của bé.
Mục đích: Trẻ biết sắp xếp các vật theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần về kích thước (chiều cao). Biết sử dụng từ so sánh về chiều cao: Cao nhất, thấp hơn, thấp hơn nữa, thấp nhất (hoặc ngược lại).
Phương tiện: Giấy, bút, giấy màu, tạp chí cũ, kéo, hồ dán…
Tiến hành:
– Cách 1: Bạn cho trẻ tự vẽ, hoặc cắt dán bằng giấy màu hay từ các tạp chí cũ các cây hoa có nhiều màu sắc và chiều cao khác nhau. Sau đó sẽ dán thành các lá bài kích thước 10*10cm.
Trẻ sắp xếp thứ tự các cây hoa và tự kể về vị trí các cây hoa của mình theo hướng tăng dần hoặc giảm dần về chiều cao.
Ví dụ: “Hoa đỏ cao nhất, hoa vàng thấp hơn, hoa hồng thấp hơn nữa, hoa trắng thấp nhất”. Hoặc “Hoa vàng thấp hơn hoa đỏ nhưng cao hơn hoa hồng”.
Nên khuyến khích trẻ sử dụng cách nói: “Hoa vàng cao hơn hoa hồng nhưng không cao bằng hoa đỏ” theo mẫu câu: “B cao hơn C, nhưng B không cao bằng A”.
Thay vì mô tả hoa theo màu, có thể đổi bằng cách gọi tên các loại hoa. Ví dụ: hoa thược dược cao nhất, hoa cúc thấp hơn, vạn thọ thấp hơn nữa, mười giờ thấp nhất…
– Cách 2: Bạn hướng dẫn trẻ dán lá bài cây hoa (10 lá bài) khác nhau về chiều cao theo cách như trên. Lật mặt sau lá bài và cho trẻ đánh số từ 1 đến 10 theo chiều cao tăng dần.
Lật úp các lá bài để hình các cây hoa bên dưới, chia bài cho trẻ. Bảo trẻ xếp thứ tự các lá bài của mình theo thứ tự các chữ số mà trẻ có.
Ví dụ: 2, 5, 6, 8, 9. Sau đó cho trẻ lật ngửa lá bài để kiểm tra kết quả theo dãy thứ tự về chiều cao của các cây hoa có đúng với thứ tự về số của lá bài mà trẻ đã xếp hay không?
Chúc các mẹ a[s dụng các trò chơi cho bé hiệu quả, giúp bé phát triển khả năng của mình.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)