Nổi mày đay là căn bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ mọi lứa tuổi và cả người lớn. Mày đay có rất nhiều nguyên nhân, tuy không phải là bệnh đặc biệt nghiêm trọng nhưng nếu để bé nổi mày đay mãn tính sẽ rất khó lường cho sức khỏe của trẻ.
Nổi mày đay, tên tiếng anh là Urtcaire – Urticaria-Hives-Wheals, là những vết mẫn đỏ, sưng lên trên da. Những vết mẫn đỏ này có hình dáng và kích thước khác nhau, nhưng được xác nhận là có một viền đỏ bên ngoài và một màu trắng nhợt bên trong. Mày đay là điều bình thường. Mày đay thường kéo dài vài giờ đến vài ngày. Mày đay không lây lan, nhưng phát tán trên da. Mày đay có thể xuất hiện bất ngờ và hết bất ngờ.
Nổi mày đay là do cơ thể giải phóng ra một chất hóa học gọi là histamine. Có nhiều nguyên nhân gây nổi mày đay và bạn rất khó xác định được. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
– Côn trùng cắn và đốt: Bé dị ứng với ong và kiến lửa, thì bé có thể bị nổi mày đay khi bị ong đốt hoặc kiến cắn.
– Thức ăn: Bé có thể bị mày đay với những thức ăn mà bé đã ăn. Những loại thức ăn đó có thể là sữa, trứng, bơ đậu phụng, quả hạnh nhân, quả óc chó, đậu nành, cá, sứa…Các gia vị và chất bảo quản trong thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mày đay. Bé bị nổi mày đay do dị ứng với protein có trong thức ăn hoặc do cơ thể phản ứng với các chất hóa học có trong thức ăn bằng cách giải phóng histamine. Một vài bé có thể bị nổi mày đay do những nguyên nhân đơn giản như tiếp xúc với các loại thức ăn nào đó – ví dụ, khi nước ép đổ lên da.
– Dị ứng với thú cưng: Bé có thể bị dị ứng với mèo, ví dụ, bé bị nổi mày đay khi chạm vào mèo. Bé cũng có thể bị nổi mày đay khi tiếp xúc với phấn hoa.
– Bị ốm: Trẻ có thể bị nổi mày đay khi bị cảm lạnh hoặc do truyền nhiễm virus. Mày đay thường kéo dài trong 1 hoặc 2 tuần. Bé cũng có thể bị mày đay do bị truyền nhiễm vi khuẩn.
– Nhiệt độ: Nhiệt độ lạnh thỉnh thoảng cũng có thể gây ra mày đay. Nếu thời tiết đột nhiên thay đổi, thì bé cũng có thể bị nỗi mày đay.
– Thuốc: Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác cũng có thể khiến bé nổi mày đay.
Bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:
Bên cạnh mày đay, thì đây cũng là dấu hiệu của sốc phản vệ, phản ứng này xảy ra do dị ứng, có thể gây tử vong. Con bạn vẫn còn rất nhỏ, vì vậy hệ hô hấp đang còn rất yếu, nên bạn hãy chú ý quan sát và theo sát con khi con bị nổi mày đay.
Hãy gọi bác sĩ nếu mày đay của bé lan rộng.
Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu mày đay nổi kéo dài hơn một tuần. Thực chất thì mày đay không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng những trường hợp mãn tính thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ và kiểm tra xem bé có bị dị ứng với thức ăn, các loại thuốc hay không, sau đó cho bé làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, các bệnh tiềm ẩn hoặc các bệnh về sinh thiết da.
Nếu bạn cho bé uống kháng sinh histamin (tất nhiên là theo toa bác sĩ kê đơn) mà bé cảm thấy không thoải mái hoặc loại thuốc này làm cho bé buồn ngủ, thì hãy gọi cho bác sĩ để được kê toa khác.
Dạy con kiểu Nhật chúc các bé khỏe mạnh!
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)