Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là bình thường hay bị bệnh lý, thiếu chất. Theo các bác sĩ nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ngủ hay giật mình là bình thường, các bà mẹ lưu ý cho bé tắm nắng đầy đủ để trẻ không thiếu canxi. Nếu trẻ lớn hơn mà vẫn còn hiện tượng khóc thét giật mình khi ngủ đêm thì cần lưu ý chặt chẽ hơn.
Con nhà cháu được 7 tháng 15 ngày cháu được 7.5 kg bú mẹ hoàn toàn từ nhỏ và giờ đang ăn ngày 2 bữa bột. Sức khỏe bình thường nhưng đêm cháu thường giật mình rồi khóc thét lên mẹ cháu phải bế nựng một lúc rồi cháu lại ngủ bình thường đến sáng. Nhưng đêm nào cũng vậy cháu ngủ từ 9h30 thường là đến tầm khoảng 12-1h là cháu giật mình khóc.
2 vợ chồng rất lo lắng xin hỏi bác sĩ là biểu hiện của cháu như vậy liệu có phải bị làm sao không làm thế nào khắc phục tình trạng này.
Bác sĩ nhi khoa trả lời:
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi về tiếng khóc thét trong đêm của bé, bác sĩ xin được lưu ý một số vấn đề sau:
Để có một giấc ngủ ngon trong đêm, cần xác định lại:
1/ Thời gian ngủ trong 24 giờ có bị thừa không?: ở lứa tuổi bé, cần 11-12 giờ. Nếu ban ngày ngủ nhiều quá, phải bớt thời gian ngủ ngày.
2/ Dinh dưỡng trong 24 giờ đã đủ chưa?: Bé đang thiếu 1 bữa bột (hiện bạn chỉ cho bé 2 bữa). Ở lứa tuổi này, em cần:
– 3 bữa bột: +1 bột ngọt vào bữa sáng: bột+sữa
– 2 bột mặn vào bữa trưa và chiều: bột + đạm + rau quả + chất béo
– Sữa mẹ
Trước khi ngủ, không nên cho bé ăn quá no hay không đủ no (và nhớ đừng tạo thói quen bú sữa hay ăn trong đêm khuya nếu không vì lý do thiếu năng lượng cho bé, để tránh tình trạng không vệ sinh răng miệng sau đó gây hậu quả sâu răng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cuộc đời)
3/ Môi trường tác động lên giấc ngủ ngon có được đáp ứng không?:
-Nhiệt độ phòng thích hợp
-Ánh sáng dịu êm
-Phòng ngủ, chỗ nằm thoáng mát, sạch sẽ
-Vệ sinh thân thể, áo, tả lót khô, thoáng, hút ẩm, thoải mái, mát hay đủ ấm tùy thời tiết
4/ Kiểm tra xem có rôm sảy, dị ứng, hay bất thường ngoài da không ? để có thể điều trị hay thoa thuốc trước khi ngủ.
5/ 3 giờ 30 phút sau khi ngủ (Từ 9g30 đến 12g, 1g) là khoảng thời gian bé có thể:
+ Cảm thấy đói, cần tìm lại vú mẹ
+ Có cảm giác khó chịu như nóng, ẩm mồ hôi, ngứa do sự tiếp xúc của da với mặt giường, cần thay đổi thế nằm
6/ Vài thói quen như cách vỗ về hằng ngày của mẹ, thói quen ngậm vú mẹ, hay vú giả, “bế nựng” … Do đó, nếu thiếu những phương tiện ”thói quen” này khi tỉnh giấc trong đêm cũng làm bé khó chịu lắm chứ?
Cảm ơn bạn đã cho bác sĩ biết phương thuốc điều trị của bạn dành cho con thơ được hiệu quả, đó là “bế nựng”. Vậy thì chúng ta có thể tạm thời kết luận: đa phần tiếng khóc của bé trong đêm không do yếu tố bệnh lý. Vì nếu do bệnh lý thì những trìu mến trong phút chốc của mẹ không mang lại giấc ngủ bình an cho con thơ sau đó đâu.
Bởi thế, để trả lời câu hỏi của bạn “làm sao khắc phục”, bác sĩ khuyên bạn:
1-Rà soát, chỉnh sửa lại những lưu ý từ 1-6.
2-Tạm thời cho bé uống 4ml sirop Phenergan trước 9giờ 30 (giờ ngủ tối) để bé có thể ngủ quên đi vào giờ thường thức tỉnh đó. Chỉ uống khoảng 3-5 đêm thôi, và xin đừng lo lắng vì sirop này chỉ dùng được cho trẻ trên 12 tháng, chúng ta có thể dùng được khi cần thiết với chỉ định của Bác sĩ.
3- Nếu tình trạng không cải thiện, bạn cần đưa bé đến cơ quan y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị khi cần, hoặc được tư vấn cụ thể hơn.
Chúc bé có được giấc ngủ ngoan, và bố mẹ hết âu lo.
Thân chào!
Hỏi:
Chào bác sỹ, bé của tôi được 3 tuần tuổi. Sau khi sinh 1 tuần, bé có hiện tượng ngủ hay bị giật mình mạnh và vặn mình uốn éo rất nhiều. Mỗi lần như vậy, mặt bé thường đỏ gay. Bé khóc nhiều và kéo dài, càng ru vỗ về bé càng khóc thét lên. Bé ngủ rất ít và giấc ngủ không sâu. Khi ẵm bé trên tay thì bé ngủ được nhiều hơn., đặt bé lên giường thì bé thức giấc và khóc. Là đứa con đầu lòng, gia đình cảm thấy rất lo lắng và hoan mang, không biết bé có bị gì không? Xin bác sỹ bệnh viện giúp đỡ!
Trả lời:
Chào bạn,
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ có phản xạ giật mình khi nghe tiếng động và vặn mình uốn éo khi ngủ. Khi lớn hơn, những hiện tượng này sẽ mất đi. Bạn có thể quấn bé trong một khăn vải mùng lớn, khi bé thiu thiu ngủ thì đặt nhẹ bé xuống cho nằm hơi nghiêng, tấn khăn lông sau lưng bé và dùng tay giữ ngực và 2 tay bé lại một lúc, đợi bé ngủ say mới thả tay ra. Nhiệt độ phòng ngủ cần ở 27-28 độ thì bé mới ngủ ngon được. Ngoài ra, bạn cần cho bé phơi nắng sáng mỗi ngày 20 phút, cho bé uống 400 UI vitamin D3 mỗi ngày.
Thân mến.
1. Không cho trẻ ngậm ty trong khi ngủ
Nhiều mẹ đã quen với việc cho bé ngậm ty khi đi ngủ mà không biết rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho bé. Vẫn ngậm ty trong khi ngủ có thể khiến bé vô tình hút luôn cả sữa mẹ mỗi khi hít thở. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé khó ngủ hơn hẳn. Thậm chí, có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Bên cạnh đó, việc ngậm ty trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng và nướu của bé.
2. Không hù dọa trẻ trước khi ngủ
Bạn có bao giờ hù dọa để bé đi ngủ không? Nếu có, bạn đang vô tình tạo ra cho bé một thói quen xấu rồi đấy! Người lớn luôn tin rằng, những câu nói như “Nếu con không ngủ, con sẽ bị…” sẽ giúp bé sợ hãi, ngoan ngoãn nghe lời và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Thật ra, việc hù dọa trẻ sơ sinh như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, trẻ sơ sinh sẽ không thể ngủ sâu. Đối với nhiều bé, việc này còn khiến bé gặp ác mộng khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
3. Không cho phép trẻ ngủ trễ
Bạn có biết thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé? Vì trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời gian các hoóc-môn tăng trưởng của bé tiết ra nhiều nhất. Nếu trong thời gian này bé không ngủ thì các hoóc môn này sẽ tiết ra ít hơn, là bé không phát triển chiều cao được.
4. Không đung đưa bé khi ngủ
Những khi bé giật mình hay quấy khóc, bạn thường bế bé lên đung đưa trên tay hay vỗ nhẹ lưng cho bé? Việc này có thể khiến bé ngủ trở lại nhưng lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác đối với sức khỏe bé. Não bé trong giai đoạn này còn rất yếu và dễ tổn thương. Đối với những trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, việc rung lắc này có thể khiến bé bị xuất huyết não, nhiều trường hợp thậm chí có thể gây ra tử vong cho bé.
5. Không cho trẻ nằm sấp khi ngủ
Đã có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị tử vong do nằm sấp khi ngủ. Tuy nằm sấp không phải là nguyên nhân chính gây nên đột tử ở bé nhưng cũng có ít nhiều liên quan.
Nằm sấp khiến cho bé dễ bị ngạt thở do ở giai đoạn này trẻ vẫn chưa có khả năng tự mình nhấc nổi đầu hay tự trở mình trong khi ngủ. Hơn nữa, nằm sấp còn khiến cho nội tạng của bé bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Nguồn hoidapbacsi.
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)